- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Đau, nhức đầu khi mang thai
Đau, nhức đầu có thể ám ảnh mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên, do tăng kích thích tố và lượng máu trong cơ thể. Tới 3 tháng cuối, đau, nhức đầu có liên quan tới sự tăng trọng lượng. Trường hợp hiếm, nhức đầu là dấu hiệu nguy hiểm của sức khỏe.
Nguyên nhân
Nguyên nhân lành tính thông thường của đau đầu khi mang thai gồm:
- Xáo trộn nội tiết tố.
- Căng các cơ ở đầu, cổ và lưng.
- Nghẹt mũi, mất nước.
- Uống caffein.
- Huyết áp thấp; do chứng đau nửa đầu có từ trước.
- Đói, căng thẳng.
Thỉnh thoảng, đau đầu có thể do nguyên nhân y tế gồm: Tiền sản giật, viêm xoang (cần dùng kháng sinh); bệnh thần kinh (rất hiếm).
Điều trị đau, nhức đầu nhẹ
Uống một cốc nước và nghỉ ngơi là cách giảm cơn đau, nhức đầu nhẹ. Nếu cơn đau nửa đầu âm ỉ hoặc nghiêm trọng (hay đi kèm những triệu chứng khác) thì mẹ bầu cần đi khám. Những trường hợp cần đi khám khác là:
- Nói khó khăn, mất vận động hoặc bị tê, ngứa ran ở cánh tay hoặc chân.
- Cơn đau nặng đột ngột khởi phát.
- Đau cả ở phần trên, bên phải bụng.
- Đi tiêu, đi tiểu mất kiểm soát.
- Cơn đau dai dẳng với nhiều dấu hiệu mới.
- Thay đổi thị giác.
- Tăng cân đột ngột hoặc sưng ở mặt và tay.
Một số mẹo làm dịu nhanh cơn đau: Sử dụng khăn mềm chườm ở vùng đầu, mắt, thái dương. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể đắp một chiếc khăn lạnh sau cổ.
- Giảm stress: Tránh những nơi ồn ào, náo nhiệt. Thực hiện vài động tác thể dục để thư giãn, thở sâu, nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang ở một khung cảnh thiên nhiên thanh bình.
- Nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh có thể giúp mẹ bầu xoa dịu cơn đau.
- Ngủ đủ giấc.
- Chế độ ăn hợp lý: Ăn ít, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh được tình trạng hạ đường huyết.
- Điều chỉnh tư thế phù hợp khi ngồi, ngủ, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.
- Massage: Massage vùng vai, cổ, thái dương có tác dụng làm dịu cơn đau đầu.
Phòng chống
- Xác định nguyên nhân đau đầu của mẹ bầu. Theo dõi các bữa ăn và hoạt động của mẹ bầu cũng như thời gian xuất hiện nhức đầu. Từ đó, mẹ bầu có thể biết cách khắc phục những thói quen làm nhức đầu.
- Tập thể dục. Đi bộ hàng ngày hoặc tập yoga. Thực hành những động tác thư giãn, chẳng hạn hít thở sâu, thiền...
- Ăn bữa nhỏ nhưng rải đều cả ngày để ổn định lượng đường trong máu.
- Uống đủ nước để không mất nước.
- Ngủ có giờ giấc. Đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần.
- Duy trì tư thế tốt giúp ngăn ngừa căng cơ.
Thực phẩm nên tránh khi đau đầu
Đồ uống chứa cồn: Rượu, bia… chứa những chất kích thích làm giảm nồng độ serotonin trong não, gây đau đầu.
Chocolate: Chứa chứa tyramine gây chứng đau nửa đầu.
Café: Chứa caffein có thể gây đau đầu.
Chất ngọt nhân tạo: Có trong bánh, kẹo, thạch, mứt… chất làm ngọt nhân tạo có thể làm những mẹ bầu không dung nạp được và bị đau đầu.
Thực phẩm nên ăn khi đau đầu
Dưa hấu: Mẹ bầu nên ăn thứ có nhiều nước như dưa hấu vì mất nước là một trong những nguyên nhân gây đau đầu.
Sữa chua: Đau, nhức đầu có thể do thiếu canxi vào não; vì thế, món nhiều canxi như sữa chua sẽ khắc phục được điều này.
Nước lọc: Mất nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đau, nhức đầu. Bởi vậy, mẹ bầu đường quên uống đủ nước mỗi ngày.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Cao huyết áp ở mẹ bầu (20:22:00 17/01/2014)
- Huyết áp thấp khi mang bầu (14:30:00 17/01/2014)
- Chóng mặt và ngất khi mang bầu (14:28:00 17/01/2014)
- Sâu răng và mòn răng ở mẹ bầu (20:23:00 14/01/2014)
- Bệnh nha chu ở mẹ bầu (20:12:00 14/01/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |