- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phòng bệnh tiêu chảy trong mùa xuân
Thời tiết đông – xuân làm bé rất dễ bị tiêu chảy, có thể thành dịch. Để phòng tiêu chảy cho con, mẹ cần giữ vệ sinh trong ăn uống, không cho bé ăn thức ăn ôi thiu, có ruồi bâu. Mẹ không dùng bàn tay bẩn để chế biến thức ăn cho con.
Mẹ phải nấu chín thức ăn cho bé
Tiêu chảy thường gây ra bởi vi khuẩn và vật ký sinh trong thức ăn và nước uống. Trong đó, tiêu chảy do vật ký sinh thường xuất hiện ở việc cho bé ăn uống không vệ sinh ngoài hàng quán.
Những miếng thịt còn mảng hồng có thể chứa E.coli – vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn, nhất là cho các bé ở giai đoạn đầu ăn dặm. Tương tự, khi nấu món trứng cho con, mẹ cũng cần đảm bảo trứng chín thật kỹ để phòng ngừa tiêu chảy do nhiễm khuẩn samonella và campylobacter.
Cũng cần trông chừng khi bé vui chơi ở những vũng nước, vòi nước, hồ nước công cộng. Vật ký sinh được tìm thấy nhiều ở những địa điểm chứa nước như thế.
Sữa kém chất lượng (sữa giả) hoặc nước quả được pha với nước lọc chưa được đun sôi kỹ có thể đưa vi khuẩn vào hệ tiêu hóa của bé, gây tiêu chảy. Việc pha sữa không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy; vì thế, mẹ nên đảm bảo cân đối tỷ lệ nước khi pha sữa cho bé bằng bình.
Chế biến và dự trữ thức ăn dặm không đúng cách cũng khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy.
Cẩn thận với bé bị dị ứng hoặc bất dung nạp thực phẩm
Những bé được uống một lượng lớn nước quả (hoặc ăn hoa quả liên tục) có thể phát triển tiêu chảy, do không nạp được lượng lớn fructose (loại đường tự nhiên có trong hầu hết các loại quả). Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ không nên cho bé sử dụng nước quả trước tuổi ăn dặm, với bé bước vào tuổi ăn dặm, lượng nước quả tối đa khoảng 100-150ml mỗi ngày.
Tương tự, một số bé bất dung nạp lactose (loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa) cũng dễ bị tiêu chảy.
Bé ăn thực phẩm có chứa chất ngọt nhân tạo (như sorbitol và manitol) cũng có thể bị tiêu chảy, dù chất ngọt này bị cấm thêm vào đồ ăn đóng hộp dành cho bé.
Dị ứng thức ăn có thể dẫn tới tiêu chảy ở bé ăn dặm. Triệu chứng dễ thấy là đi tiêu lẫn máu, khó thở, nổi ban và cần được đưa đi khám ngay. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé là các loại hạt, sữa đậu nành, sữa bò, động vật có vỏ sò và trứng. Trong đó, dị ứng protein có trong sữa (không phải bất dung nạp lactose) phổ biến nhất. Bé bú mẹ ít phát triển dị ứng protein trong sữa.
Điều trị nếu bé bị nhiễm trùng tai
Một số trường hợp, chứng nhiễm trùng tai (có thể do vi khuẩn hoặc virus) là thủ phạm gây nên hiện tượng tiêu chảy ở bé. Dấu hiệu phổ biến là bé thường xuyên quấy khóc và không ngừng kéo tai; bé có thể bị nôn (trớ), kém bú...
Không tùy tiện dùng kháng sinh cho bé
Nếu bé mắc tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh thì kháng sinh được coi là yếu tố gây bệnh, do nó đồng thời tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi trong ruột. Trường hợp này, mẹ nên trao đổi với bác sĩ về đơn thuốc đã sử dụng trước đó.
Dạy bé giữ gìn vệ sinh
Cách ngăn ngừa tiêu chảy hợp lý nhất là mẹ cần vệ sinh thân thể cho con và dạy con cách giữ vệ sinh. Dạy bé không đưa tay (đồ chơi) bẩn vào miệng, rửa tay sạch sẽ sau khi bé đi vệ sinh hoặc được thay tã.
Điều mẹ cần làm khi bé bị tiêu chảy
- Ngay khi bé bị tiêu chảy cần cho bé uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì).
- Tiếp tục cho bé ăn và bú bình thường (nếu bé còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây. Nếu bé dùng sữa bột thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.
Những sai lầm cần tránh: Không cho bé ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng, dẫn đến bé tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng càng nguy hiểm hơn
Tự ý dùng thuốc kháng sinh cho con. Theo các bác sĩ, phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virus nếu dùng kháng sinh sẽ hoàn toàn vô ích mà còn làm bé mệt thêm.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Phòng bệnh hen phế quản mùa xuân (13:54:00 22/01/2014)
- Tắm, gội cho bé an toàn ngày rét đậm (17:21:00 12/01/2014)
- Mẹo ‘trị’ bé đạp chăn lúc ngủ (16:12:00 12/01/2014)
- Lưu ý du lịch năm mới cùng bé (09:53:00 12/01/2014)
- Chăm sóc da cho bé vào mùa lạnh (17:07:00 10/01/2014)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |