Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Xử trí khi bé bị dằm đâm vào chân (tay)

10:05:10 05/02/2014

Trong sinh hoạt, một cái dằm nhỏ xíu từ gỗ, tre, nứa… có thể đâm vào chân hay tay của bé.

Xử trí khi bé bị dằm đâm

Nếu không xử trí kịp thời thì một chiếc dằm có thể khiến bé bị uốn ván, dẫn tới nguy kịch. Do đó, khi bé bị dằm đâm vào chân, tay, mẹ hãy dùng một cái nhíp để lấy dằm ra cho bé.

Trước tiên, mẹ hãy sát trùng cái nhíp bằng nước sôi hay cồn, có thể hơ lửa. Đợi nhíp nguội rồi mẹ mới nhẹ nhàng tìm vị trí bé bị dằm đâm vào và khéo léo lấy cái dằm ra ngoài.

Nếu cái dằm nằm sâu, đầu nhíp không lấy được, mẹ có thể dùng đầu mũi kim khâu (hoặc kim băng). Tương tự, mẹ nên sát trùng mới khều nhẹ để vùng da nứt ra, lộ cái đầu dằm. Sau đó, có thể dùng nhíp để kéo cái dằm ra.

Cuối cùng, mẹ có thể rửa sạch vùng da cho bé, bôi kem sát trùng.

Thời điểm cần đưa bé đi bác sĩ

Khi bé bị dằm thủy tinh đâm vào da; mẹ không thể lấy dằm cho bé được… thì mẹ nên đưa bé tới bác sĩ.

Nếu là dằm của tre ngâm, gỗ ngâm… khi lấy ra được mặc dù không con đau nhưng vẫn phải đến cơ sở y tế để được tiêm phòng uốn ván.

Phòng tránh

Mẹ cần để mắt trông chừng bé. Không nên cho bé chơi với những thanh tre, gỗ, nứa chưa được mài nhẵn hay đồ thủy tinh.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo