Billboard
Tham khảo cách dạy con kiếm tiền và tiêu tiền từ một ông bố
12:58:02 15/05/2013
Con nhà tôi cũng vậy, lúc còn nhỏ con rất hay mè nheo đòi mua cái này cái kia. Có lần cầm tờ 500 đồng mà cứ đòi bố cho đi mua bim bim. Bố không đồng ý thế là con đứng đó khóc luôn mười mấy phút đồng hồ, tay vẫn cầm chặt tiền, vừa khóc vừa nói: 'Mua bim bim cơ'.Khi con lên 9 tuổi, tôi giảng giải cho con hiểu rằng việc kiếm tiền vất vả thế nào và chúng ta phải chi tiêu tiền hợp lý ra sao. Thật ngạc nhiên là con tôi hồn nhiên tuyên bố từ giờ sẽ kiếm tiền để tự mua bim bim cho mình (con tôi vẫn thích ăn bim bim từ hồi còn nhỏ đến giờ).
Bây giờ, ở tuổi 11, con trai tôi cũng đã hiểu thêm một chút về cách thức và lý do tại sao cha mẹ muốn con biết tự lao động kiếm tiền, tiết kiệm và chi tiêu tiền một cách khôn ngoan. Chúng tôi cũng bắt đầu giảng dạy cho con biết làm sao để tiết kiệm và chi tiêu từng đồng tiền mình kiếm được.
Con tôi đã kiếm tiền như thế nào?
Đầu tiên, vợ chồng tôi không cho con tiền tiêu vặt nữa mà gọi là trả tiền hàng tuần cho con để con có được cảm giác kiếm tiền. Tiền công này sẽ trả cho những việc mà con sẽ làm hàng tuần, ví dụ như: điểm số không bị tụt, dọn cho phòng của mình gọn gàng, vứt rác cho mẹ và một số việc vặt khác trong nhà.
Đôi khi, các công việc khác sẽ phát sinh, bao gồm cả quét nhà, lau nhà, rứa chén bát... Những công việc phát sinh nhiều lần sẽ được tính thêm tiền thù lao. Nhưng chúng tôi cũng có quy tắc nghiêm ngặt, đó là nếu con phàn nàn khi được yêu cầu làm công việc của mình hoặc nếu anh ta gặp rắc rối ở nhà hay ở trường, điểm số thấp đi thì tuần làm việc đó sẽ không được tính thù lao.Con tôi đã tiết kiệm và quản lý tiền như thế nào?
Con tôi có một chiếc ví và một cuốn sổ. Tôi hướng dẫn con ghi chép vào sổ mỗi lần nhận được tiền hoặc dùng tiền chi vào việc gì. Chúng tôi quy định rằng nếu con đã cất ví ở đâu thì không được thay đổi vị trí nếu không được sự chấp thuận của cha mẹ. Tất cả tiền để hết vào ví chứ không được cất giữ ở nhiều nơi. Tôi cũng thường xuyên kiểm tra "sổ chi tiêu" của con để đảm bảo rằng nó hợp lý.
"Tài khoản" của con tôi sẽ luôn cân bằng ở một mức tối thiểu. Tôi giải thích cho con rằng, làm thế cũng giống như tài khoản của bố mẹ (khác một cái là tài khoản của bố mẹ nhiều tiền hơn mà thôi). Tại sao phải để lại một khoản tiền nhất định trong tài khoản? Là để con có trách nhiệm như một người lớn, tức là để con không bị chi tiêu quá mức và luôn có lại một khoản tiền nhất định cho những trường hợp khẩn cấp cần dùng sau này. Sau khi nghe bố mẹ giải thích, con tôi cũng nhất trí với cách kiểm soát tiền như vậy.
Con tôi đã để dành tiền như thế nào?
Ở tuổi 11, con trai của chúng tôi thực sự không chi tiêu gì to tát, chỉ là trò chơi điện tử, ô tô hay bánh kẹo mà thôi. Nếu muốn mua thứ gì, con sẽ phải lên danh sách và hỏi ý kiến bố mẹ. Chúng tôi sẽ cho phép con mua một số thứ phù hợp nếu như con không vi phạm các quy tắc ở trường học và ở nhà. Con cũng rất có ý thức, đó là nếu chưa đủ khả năng mua một món đồ mà con ưa thích thì con cũng không đòi hỏi cha mẹ, mà chờ đợi cho đến khi đủ tiền để mua cho mình. Đôi khi, chúng tôi bất ngờ mua một món đồ nào đó để tặng con, coi như là phần thưởng (món đồ đó đôi khi cũng có thể là món đồ con thích mà chưa mua được).
Quy định chi tiêu
Trong một thời gian, chúng tôi không cho phép con "lãng phí" tiền vào những thứ mà theo chúng tôi là không đâu. Nhưng sau đó, chúng tôi quyết định cho con tự quyết định chi tiêu với sự tham khảo ý kiến của bố mẹ. Cách này sẽ dạy con hiểu thêm về sự lựa chọn và những sai lầm.Tuy nhiên, để chi tiêu tiền, con phải nhớ một vài quy tắc. Đầu tiên, con phải hiểu rằng cha mẹ sẽ không mua cho con nhiều hơn những gì con muốn mà con sẽ phải tự kiếm tiền để mua. Thứ hai, con phải chăm chỉ để kiếm được nhiều tiền hơn. Cuối cùng, con phải duy trì một số tiền tối thiểu theo quy định trong ví của mình. Nếu số tiền đó giảm đi thì con sẽ không được tiêu gì nữa mà phải bù lại cho bằng quy định đã.
Con trai chúng tôi không thích làm theo tất cả các quy tắc này, nhưng con hiểu lý do tại sao cha mẹ áp đặt con. Con hiểu rằng chúng tôi muốn con tìm hiểu những bài học này ngay bây giờ để phát triển thành một người lớn có trách nhiệm cả về mặt tài chính và các mặt khác. Đó là giá trị các nỗ lực, và nó sẽ mang lại phần thưởng trong tương lai cho con.
Theo phunutoday.vn(Chuyên trang Phụ nữ & Đời sống của Báo Điện Tử Người Đưa Tin)
Tin liên quan
- Tham khảo cách dạy con kiếm tiền và tiêu tiền từ một ông bố (13:05:02 15/05/2013)
- Tham khảo cách dạy con kiếm tiền và tiêu tiền từ một ông bố (13:05:02 15/05/2013)
- Tham khảo cách dạy con kiếm tiền và tiêu tiền từ một ông bố (13:05:02 15/05/2013)
- Tham khảo cách dạy con kiếm tiền và tiêu tiền từ một ông bố (13:05:02 15/05/2013)
- Tham khảo cách dạy con kiếm tiền và tiêu tiền từ một ông bố (13:05:02 15/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Tham khảo cách dạy con kiếm tiền và tiêu tiền từ một ông bố
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo