Billboard
ADS_Top_Right
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Giá cả hàng hóa tỉ lệ nghịch với nhiệt độ

12:34:00 15/05/2013
2 tuần rét đậm, rét hại vừa qua đã phản ánh rõ nét tình hình sinh hoạt của người dân ở nhiều địa phương. Ngoài chuyện thực phẩm tăng giá đột biến thì người già, trẻ em cũng nhập viện tăng đến chóng mặt.Rau xanh, củ quả tăng giá theo ngày Tháng một, tháng chạp (tháng giáp Tết) mọi năm, giá một củ su hào (to bằng bát ăn cơm) chỉ 1.000 đến 1.500 đồng/củ. Năm nay, su hào đổ đống, từ trước ngày rét đậm, đã 3.000 đồng/củ. Đến những ngày rét đậm, rét hại, su hào tăng đến 7.000 - 8.000 đồng/củ, mà củ còn nhỏ, không được to và ngon như những năm trước. Rau cải bắp, bình thường, một cân chỉ 6.000 đồng nhưng những ngày lạnh vừa qua, nửa cân đã 7.000 đồng. Rau muống, nhiều hôm, các bà nội trợ muốn mua cũng không có. Đặc trưng của mùa lạnh ở miền Bắc là 2 loại rau su hào, cải bắp thì, giá tăng theo ngày. Có thời điểm, tại một số chợ ở nội thành Hà Nội như chợ Thành Công, chợ Hôm... giá rau xanh còn tăng theo giờ, sáng một giá, chiều một giá, làm cho các bà nội trợ "mặt xanh" hơn cả rau xanh. Theo khảo sát của PV thì giá các loại củ như khoai tây, cà rốt, khoai môn... cũng đua nhau tăng tới chóng mặt. Những loại củ này, tăng trung bình so với ngày thường khoảng 150 - 200%. Nếu các bà nội chợ mua lẻ, chỉ 1kg vào buổi chiều, giá có thể tăng đến 300%. Bởi, các bà nội trợ muốn mua, phải mua, vì đã hết rau xanh, còn người bán thì chẳng thiết tha gì. Người bán hàng có tâm lý, bán cũng được, chẳng bán cũng không sao, trong số đồ để đống cho ngày hôm sau bán, bớt hay tăng thêm một kg, mai bán vẫn thế. Chị Hoàng Mỹ Lai (ở Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Ngày thường, rau cải cúc chỉ 1.000 đồng/mớ. Những ngày rét đậm vừa qua, tăng lên đến 5.000 - 6.000 đồng/mớ. Nhà tôi hay ăn lẩu, đợt này trời lạnh lâu, rau xanh đắt quá, không dám ăn luôn". Đến chợ Ngã Tư Sở (Hà Nội), PV gặp một người quen, chị tên Hà, ở Thanh Trì, Hà Nội, chuyên chở rau vào nội thành bán hàng ngày. Chị Hà cho biết: "Rét hại, làm rau lá như rau cải xanh, cải cúc, bắp cải, mùng tơi... không thể lên được. Nó bị táp lá, cằn cỗi. Bình thường, một vụ rau cải cúc, cải xanh, mồng tơi từ 1 - 1,2 tháng là được thu hoạch. Bây giờ 2 tháng, thậm chí 3 tháng mới được thu hoạch mà rau thì không ngon, được rất ít, vì bị chết rất nhiều. Người trồng rau thất thu nhưng được giá cao kéo lại nên cũng đỡ". Theo chị Hà, trời rét đậm, có những hôm kèm mưa, lạnh thấu xương như thế, người trồng rau vẫn phải ra ruộng để che lạnh cho rau phát triển, vất vả, rét mướt thế mà rau vẫn 1.000 đồng/củ thì chẳng bõ công. Trời rét đậm, người trồng rau chuyên nghiệp nào cũng bị cúm, xoang. Hết vụ rau, chúng tôi tha hồ mà đi chữa bệnh... Nhiều vụ, tiền bán rau không đủ tiền chữa bệnh nhưng là nông dân, bỏ đất thì tiếc lắm. Phụ kiện chống rét giá tăng... chóng mặt Cùng với rau xanh, những phụ kiện chống rét (mà những ngày rét thường ít người sử dụng) cũng tăng đột biến. Khăn quàng cổ, mũ và găng tay len tăng đến hơn 200%. Cụ thể, trước đây, một đôi găng tay len thường, giá chỉ 5.000 - 6.000 đồng, giờ tăng lên 18.000 - 20.000 đồng. Khăn len thường cũng tăng tới 100% giá. Đặc biệt, đôi len đeo tai, chống rét cũng tăng giá tới chóng mặt. Trước đó chỉ 6.000 đồng/đôi, giờ là 15.000 đồng. Tất đi, nhất là hàng không nguồn gốc, hàng đổ đống, rẻ nhưng tăng vô tội vạ. Hàng công ty, tăng một vài nghìn/đôi. Hàng đổ đống thậm chí tăng đến 150% nhưng vẫn nhiều người mua, vì nó rẻ hơn hàng công ty. Giá một đôi tất hàng công ty gấp 2 đến 3 đôi tất hàng đổ đống, vì thế, dù hàng đổ đống tăng, thì người lao động vẫn chọn hàng không rõ nguồn gốc để dùng. Bởi, họ mua được nhiều tất hơn, trong khi rét đậm vẫn kéo dài. Qua khảo sát cho thấy, những loại giày ba ta, giày chống rét cũng tăng giá rất mạnh. Những ngày mùa thu, rét thường, giày đổ đống ở vỉa hè, dù đẹp long lanh, vẫn ít người mua. Thế nhưng, những ngày rét vừa qua, mặt hàng này bán cũng rất "chạy". Chị Hoàng Thị Trúc, bán giày ở vỉa hè đường Phạm Hùng (Hà Nội) cho biết: "Những ngày lạnh vừa qua, giày vỉa hè bán "chạy" hàng hơn. Có buổi tối, tôi bán được 22 đôi giày đấy. Toàn là người lao động và sinh viên - nhóm người ít tiền - mua là chính. Giá ngày lạnh cũng cao hơn. Vì chúng tôi "nhập" vào cũng cao rồi mà. Nhiều hôm đang bán, "chạy" công an, rơi, quên, khách chưa kịp trả tiền (đã phải đi nhanh) mất 2 đôi là hết lãi luôn. Bán hàng ở vỉa hè cũng khổ lắm". Như vậy, ngày rét đậm, rét hại mà kéo dài, thực phẩm tăng giá lâu, rất khó hạ, sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân. Điều này, cần sự can thiệp, điều phối của cơ quan chức năng, nhằm ổn định giá. Theo nguoiduatin.vn
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo