Billboard
ADS_Top_Right
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hạnh phúc trước nguy cơ đổ vỡ vì vợ quá keo kiệt

12:00:01 15/05/2013
Nghe Sơn nói chuyện trong điện thoại, tôi cũng bần thần và hơi sốc khi thấy cậu ta bảo: 'Vợ chồng tớ sắp chia tay, hạnh phúc đang trên bờ vực thẳm của sự đổ vỡ'. Một cặp vợ chồng lý tưởng, một mái ấm mà bạn bè chúng tôi nhìn vào luôn mơ ước có được, vậy mà nay lại đổ vỡ nhanh thế sao? Tôi mới giật mình nhớ ra, thảo nào mấy hôm trước, trong bữa nhậu nhẹt với cả một cô bạn là chuyên gia tâm lý, Sơn có to nhỏ hỏi han về vấn đề gì đó, đại loại là than phiền về cái tính keo kiệt, ích kỉ và nhỏ mọn của vợ mình… 'Anh cho mẹ tiền đi, rồi em khỏi sinh con' Trần Nam Sơn – cậu bạn học chung với chúng tôi 4 năm đại học và giờ có thể nói là người thành đạt nhất của lớp, người tự đứng bằng đôi chân của chính mình, tự lập lo liệu cuộc sống của chính mình. Ngôi nhà 3 tầng không rộng lắm, nằm sâu trong con ngách nhỏ ở ngõ Trại Găng (Bạch Mai – Hà Nội) nhưng cũng đủ để vợ chồng cậu và 1 cô con gái 5 tuổi sống hạnh phúc. Với một công việc ổn định, lương cũng tầm 30- 40 triệu một tháng, cuộc sống của gia đình Sơn tưởng chừng không còn gì phải lo lắng, vợ chồng chỉ yêu thương và cùng nhau chăm sóc con cái là ổn. Thế nhưng, thời gian gần đây, lần nào mấy đứa bạn thân hồi đại học gặp nhau để nhậu nhẹt, đều thấy Sơn có vẻ buồn bã, lo lắng chuyện gì đó.Bị hỏi han nhiều quá, nên Sơn hình như cũng không còn cách nào khác, ngoài việc thẳng thắn chia sẻ với chúng tôi. Sơn kể: “Thời gian gần đây, bố mẹ và em trai mình gặp chút khó khăn về kinh tế, mình có ý định giúp đỡ gia đình, vậy mà Hương vợ mình lại nhất định phản đối, không chịu giúp…” Chưa nói hết câu, giọng Sơn đã trầm xuống, vẻ buồn và thất vọng lắm. Gia đình Sơn thuộc dạng bình dân thôi, nhưng mẹ Sơn lại có máu kinh doanh và cả cờ bạc, nên tháng trước đã bị thua lỗ, bán cả nhà đi để trả nợ mà vẫn chưa đủ. Bố của Sơn là cán bộ về hưu, lương lậu cũng không nhiều, nên cũng xin đi làm bảo vệ đêm cho một công ty gần nhà, để trang trải thêm cho cuộc sống. Mẹ Sơn tay trắng trở về nhà, đi làm phụ cho một quán ăn cũng ở gần nhà, hôm nào cũng từ sáng sớm tới tối khuya. Sơn là anh cả trong nhà, dưới cậu là đứa em trai cũng vừa tốt nghiệp ra trường, đang làm thêm kinh doanh ở ngoài, lương lậu cũng thất thường nhiều lắm. Nhìn tổng thể bây giờ, chỉ có Sơn là kinh tế vững, khá giả nhất trong nhà mà thôi. Sơn kể tiếp: “Vợ chồng tớ được cái nhà đấy xong, thì cũng dư tầm 300 triệu để tiết kiệm. Nhà bố mẹ vợ cũng khá giả, nên bọn tớ cũng không phải lo lắng nhiều. Từ ngày nhà bố mẹ đẻ như thế, tớ cũng buồn và lo lắm, muốn giúp bố mẹ mà không được. Vừa rồi, mới bàn với vợ là hàng tháng phụ giúp bố mẹ 4-5 triệu gì đó, rồi đầu tư vài triệu để bố mẹ ở nhà bán hàng bánh mỳ ăn sáng, cho đỡ phải đi làm đêm hôm vất vả…” Thấy Sơn nghĩ được như thế, mấy đứa chúng tôi cũng mừng, và cũng ủng hộ cho cậu bạn có chí và tình cảm như Sơn. Nhưng, cái chính trong câu chuyện này lại bắt nguồn từ người vợ của Sơn, khi cô ấy nhất quyết khăng khăng, không chịu bỏ tiền biếu bố mẹ và làm theo những gì Sơn bảo. Sơn nhớ như in lời vợ mình nói: “Em đang bụng mang dạ chửa thế này, tiền của anh mang đi nuôi bố mẹ anh, thì thôi em khỏi đẻ con ra nữa, đỡ phải nuôi. Có làm có chịu, ai bảo mẹ anh sướng không biết đường sướng, bây giờ gây ra thì tự chịu đi, đừng làm khổ con cái nữa…” Nhìn điệu bộ của Sơn, hình như khó khăn lắm anh mới rành rọt thuật hết lại từng câu, từng chữ cay nghiệt mà người vợ mình nhẫn tâm nói ra. Cũng vì sợ vợ đang mang bầu, lại cũng thương đứa con gái đang ngủ ngon, Sơn cố gắng kìm nén lắm để không vung tay cho vợ một cái tát, hay nhẹ là những lời cãi vã. “Tớ đã cố kìm nén lắm, vội quay vào phòng ngồi thụp xuống vì quá sốc và quá bất ngờ. Yêu và sống với nhau gần chục năm rồi, tớ không bao giờ nghĩ vợ mình, người đầu ấp tay gối với mình bao nhiêu năm qua lại có thể nói ra những lời như thế, tớ thật sự bị sốc quá…”. Sơn vừa nói, mà đôi mắt cứ chớp chớp liên tục, như cố ngăn đôi dòng nước mắt chực muốn trào ra, hai tay cứ xoa xoa vào nhau, bối rối. Tưởng vợ chỉ bộc phát nói ra những lời như vậy, nhưng không ngờ sáng hôm sau, Sơn lại được vợ chào buổi sáng bằng một câu như gáo nước lạnh dội vào anh: “Em không nói đùa đâu đấy, anh thử mang một đồng nào của cái nhà này đi mà xem, em sẽ về nhà em luôn, cho anh có cơ hội lo cho bố mẹ và em trai anh, khỏi phải lo cho cái nhà này nữa…” Sơn như sụp đổ hoàn toàn khi nghe vợ mình nói ra những lời như thế. Nhưng, cậu vẫn chưa hiểu, và vẫn không thể nào tìm ra nguyên nhân khiến vợ mình lại như thế, hay đơn thuần đây chỉ là tính nhỏ mọn, keo kiệt và ích kỉ của không ít phụ nữ? Sau lần ấy, vợ chồng Sơn căng thẳng cả tuần trời, vợ cậu cũng ôm gối sang phòng ngủ với cô con gái, cả ngày mặt nặng mày nhẹ, không nói năng câu nào với Sơn. Còn Sơn, anh gầy đi trông thấy, đôi mắt lúc nào cũng như thiếu ngủ, quầng mắt thâm đen, gương mặt trở nên hốc hác, tiều tụy lắm. Chỉ nghĩ đến những lời vợ nói, là Sơn trằn trọc, mất ngủ cả đêm. Đã có đêm, anh vội thức dậy và cặm cụi viết lá đơn ly hôn, để có thể chấm dứt cảnh “chiến tranh lạnh” như bây giờ, để rồi anh có cơ hội được báo hiếu, được thể hiện trách nhiệm làm con đối với đấng sinh thành. Cứ nghĩ tới hình ảnh người bố gần 60 tuổi vẫn phải thức đêm hôm làm bảo vệ, cứ nghĩ đến lúc mẹ anh phải còng lưng lau dọn bàn ghế, rửa bát tất bật cả ngày, anh lại càng có ý định đưa lá đơn cho vợ ký. Nhưng, những lúc chuẩn bị đưa lá đơn ra, thì vô tình cũng là lúc cô con gái 5 tuổi của anh lại chạy đến, đòi anh dạy học bài, và đôi khi lại chỉ chạy ra ôm cổ anh đòi cõng, anh lại thấy nhói đau trong lòng, vội cất tờ đơn vào ngăn kéo… Mượn rượu để …. dạy vợ Vẫn chỉ vì quá thương vợ, không muốn đôi co nhiều khi vợ đang mang bầu, nên Sơn lại cố gắng nhẫn nhịn. Được bạn bè khuyên nhủ, và tư vấn cho nhiều cách, Sơn tự mình cố gắng giải quyết vấn đề mình đang gặp phải, sao cho vẫn giữ trọn đạo làm con, mà vẫn không làm hạnh phúc gia đình rạn nứt, không để đứa con ra đời phải chứng kiến cảnh cha mẹ chia lìa. Chỉ vì thương con quá, nên Sơn mới gồng mình tìm cách giải quyết, cố gắng nhẫn nhịn không đôi co với vợ mình. Sơn kể lại những gì mình đã thực hành theo lời tư vấn của mấy cô bạn: “Mình đã không đề cập tới chuyện giúp đỡ bố mẹ tiền nữa, mà lén lập quỹ đen, hàng tháng gửi giúp bố mẹ. Phần thì mình cũng lựa lúc nào vợ mình đang vui vẻ, nhẹ nhàng kể lại những kỉ niệm, những khó khăn vất vả mà bố mẹ hi sinh để nuôi mình khôn lớn đến ngày hôm nay. Rồi thi thoảng, lại dẫn vợ đi xem những bộ phim tình cảm gia đình, tình phụ tử. Mỗi lần xem phim xong, trên đường về cô ấy ít nói hẳn, tỏ vẻ suy nghĩ lắm.” Kể lại mà Sơn bắt đầu thấy có hi vọng cho cuộc hôn nhân của mình. Đúng lúc Sơn đang mừng thầm vì vợ mình chắc cũng dần hiểu ra, thì lại thêm một trắc trở nữa. Đó là, cậu em trai Sơn đã không hề hay biết chuyện của vợ chồng Sơn, lại vô tư gọi cho vợ Sơn để vay 20 triệu, hứa tháng sau sẽ trả luôn. Như càng đổ thêm dầu vào lửa, vợ Sơn gọi điện và như mắng vào tai chồng: “Tôi hết chịu nổi nhà anh nữa rồi, hết bố mẹ đến em ún, nhà mình có thừa tiền đâu mà cứ đi làm công ích mãi thế. Anh thích thì về nhà mà lo cho bố mẹ đi, để mẹ con tôi về đằng ngoại, tự nuôi nhau cho anh rảnh nợ…” Sơn nhớ như in những lời vợ nói trong điện thoại, làm cho anh không nói được lời nào. Quả thực, gia đình anh có đang khó khăn, bố mẹ và em trai đều thế, nhưng chưa ai có ý định xin anh, hay nhờ anh giúp đỡ, đều là do Sơn thấy trách nhiệm cần phải làm nên bàn với vợ thế thôi. Em trai anh cũng vậy, chỉ vay tiền thôi chứ cũng không hề xin xỏ. Càng ngày, anh càng không hiểu vợ mình đang nghĩ gì mà nói ra những lời như thế, có phải cô sống trong bao bọc quen rồi, không phải chứng kiến cảnh bố mẹ vất vả nuôi nấng mình, nên không thấy “xót” khi bố mẹ đến cuối đời còn phải đi làm thuê, vất vả như bố mẹ Sơn. Lại định đưa tờ đơn li hôn ra cho vợ, nhưng Sơn lại không thể nào làm được, chỉ vì anh quá thương con. Lại một lần nữa nghe lời tư vấn của những người bạn, Sơn kiên nhẫn “sửa sai” cho vợ mình. Bình thường, sau mỗi lần vợ anh nói ra những lời như thế, Sơn chỉ lẳng lặng bỏ đi, không nói gì, và cũng không đề cập lại chuyện đó nữa, cũng chỉ vì anh sợ mình nóng tính, nói lại sẽ không kiềm chế được, sẽ dẫn đến cãi nhau, và như thế thì không tốt cho đứa bé trong bụng. Cũng chính vì sự im lặng đó, mà vợ Sơn cứ ung dung nghĩ, cô ấy hoàn toàn đúng, và chồng cũng bằng lòng nghe theo. Lấy hết can đảm, Sơn uống vài li rượu, rồi ra vẻ như bị bạn bè chuốc rượu thật say, và về nhà, để nói như chưa bao giờ được nói. Sơn kể lại: “Thấy mình say khướt đi về, vợ sợ quá vội vàng dìu lên phòng. Về phòng, mình ôm chặt vợ, cứ lả lướt như người say thật, cứ thế nói những điều từ lâu chưa được nói. Rằng mình nhịn vợ, không phải là mình nghe vợ, mà chỉ vì thương vợ, không muốn vợ và đứa con trong bụng phải lo. Mình phân tích cho vợ hiểu, công lao bố mẹ nuôi dưỡng mình thế nào, cảnh bố mẹ vất vả bây giờ thế nào…Mình nói mà cứ nấc lên, không kìm được nước mắt. Nói xong, mình ngủ lúc nào không hay biết…”. Sáng hôm sau tỉnh dậy, giật mình nhớ lại cảnh hôm qua, vội ngơ ngác tìm khắp nhà không thấy vợ đâu, chỉ thấy mảnh giấy để trên bàn. Vợ mình ghi là: “Em nấu cháo để dưới bếp, anh dậy thì ăn đi cho giã rượu, rồi đi làm. Em cho con sang thăm ông bà nội, và mang tiền cho cậu út vay anh ạ. Trưa nay, em sẽ làm cơm mời bố mẹ sang ăn nữa, anh đi làm rồi về sớm nhé…” Sơn rơi nước mắt khi đọc những dòng vợ để lại, cảm thấy yêu vợ hơn bao giờ hết. Thiếu chút nữa, chỉ vì chút nông nổi mà anh đánh mất đi hạnh phúc của mình. Vội mở ngăn kéo, anh tự tay xé tan tờ đơn li hôn, trong lòng nở nụ cười hạnh phúc. Theo phunutoday.vn(Chuyên trang Phụ nữ & Đời sống của Báo Điện Tử Người Đưa Tin)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo