Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Kiểm tra bé sơ sinh

21:07:00 24/02/2013

Ngay sau khi chào đời, bé sẽ được bác sĩ kiểm tra toàn diện, từ đầu đến chân để đảm bảo bé không có gì khác thường.

Mục đích của việc kiểm tra này là để xem bé có bị nhiễm trùng, dị tật hay có vấn đề gì khác không. Đây cũng là lúc bạn sẽ được giải đáp và tư vấn đầy đủ nếu có những thắc mắc về bé.

Đầu và mặt

Bé sẽ được đo đầu và kiểm tra xem có điểm gì khác thường không. Bác sĩ cũng sẽ sờ nắn nhẹ đầu bé để kiểm tra thóp và xem vòm miệng bé đã khớp chưa, hàm bé có bị lệch hay bị sứt không.

Một số trường hợp hiếm, bé vừa chào đời đã có mầm răng (nanh sữa). Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ xem xét rồi thảo luận cùng cha mẹ xem có nên nhổ (nhể) nanh sữa, phòng khi nanh sữa rụng rồi bé nuốt phải không.

Bác sĩ cũng sẽ khám mắt, tai, mũi để phát hiện xem có dấu hiệu gì khác thường không.

Bác sĩ sẽ kiểm tra xem cổ của bé có khối u (cục) nào không.

Ngực và tim

Bác sĩ dùng ống nghe để nghe tim và phổi bé để xem hai cơ quan này có bình thường không. Khi chào đời, phổi của bé phải giãn nở và đã hoạt động bình thường.

Còn tim của bé thì có thể xuất hiện một âm thổi (âm thanh bác sĩ phát hiện được bằng ống nghe) nhưng tiếng thổi tim này là bình thường và sớm biến mất.

Bụng

Bằng cách ấn nhẹ tay lên bụng bé, bác sĩ có thể kiểm tra các cơ quan trong bụng (như gan, lách) có đúng kích thước bình thường không.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mạch đập của bé (thông thường là bắt mạch ở vùng bẹn).

Bộ phận sinh dục

Bộ phận sinh dục của bé cũng được kiểm tra xem có bất thường hay không. Đối với bé trai, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem hai tinh hoàn của bé đã tụt xuống chưa. Nếu là bé gái thì kiểm tra xem môi âm hộ có dính nhau không, kích thước âm vật có bình thường không. Bác sĩ cũng kiểm tra thêm ở hậu môn của bé xem có gì bất thường không.

Tay và chân

Bác sĩ sẽ cử động tay, chân bé một cách nhẹ nhàng qua lại để kiểm tra điểm bất thường. Bác sĩ còn kiểm tra ngón tay và đường chỉ tay của bé. Hoặc bắt mạch để xem mạch có bình thường không.

Bé cũng cần được xem xét kỹ hai bên chân dưới và bàn chân có đối xứng không, hai chân có đúng chiều dài và có tật vẹo không. Bác sĩ nắn chắc mỗi bên đùi và xem xương đùi có trật khỏi khớp háng không. Khám nghiệm này không gây đau nhưng bé có thể khóc vì cảm thấy không thoải mái.

Trường hợp mắt cá chân quay vào trong thì có thể bé bị dị tật bẩm sinh cần được can thiệp sớm.

Hông

Để kiểm tra khớp hông, bác sĩ sẽ gập chân bé lên và xoay tròn nhẹ nhàng.

Cột sống

Bác sĩ dùng ngón tay cái sờ ấn dọc theo lưng bé từ trên xuống dưới để xác định vị trí các đốt xương sống bé có gì khác thường không. Bác sĩ kiểm tra và chắc chắn lưng cũng như cột sống của bé là bình thường và không bị tật nứt đốt sống.

Dây thần kinh và cơ bắp

Bác sĩ cử động tay, chân của bé qua một loạt động tác để chắc chắn chân, tay bé không cứng đơ nhưng cũng không mềm oặt. Bác sĩ sẽ kiểm tra thêm phản xạ nắm tay hay bước đi của bé để đảm bảo hệ cơ và dây thần kinh của bé không có gì bất thường.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo