- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Những mẫu xe theo bộ phim Car thích hợp cho bé trai từ 3 tuổi trở lên.
-
Mẹ có thể dùng giấm pha với nước để lau đồ chơi cho con.
-
Tết thiếu nhi năm nay diễn ra vào thứ Bảy...
Chọn đồ chơi an toàn cho bé
Đồ chơi có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi chọn mua và sử dụng để chúng không gây nguy hiểm cho bé.
Bạn có thể tham khảo vài gợi ý từ Livewell.
Kích thước
Với bé dưới 2 tuổi, bạn nên chú ý đến kích thước và trọng lượng của đồ chơi trước tiên. Không chọn mua những loại có kích cỡ nhỏ, gồm nhiều phần có thể tách rời, đề phòng bé có thể bị hóc, nghẹn khi cho chúng vào miệng.
Bạn có thể tự kiểm tra kích cỡ bằng cách ướm thử đồ chơi bên ngoài miệng bé. Tránh các loại đồ chơi tròn, nhỏ như viên bi hay các loại có góc, cạnh sắc nhọn có thể làm trầy xước da bé.
Trọng lượng
Để ý xem đồ chơi có gây hại nếu chẳng may rơi vào người bé không, nếu bạn cầm trên tay thấy nặng, tốt nhất nên chuyển qua món đồ chơi khác.
Độ chắc chắn
Nên thường xuyên kiểm tra xem các loại đồ chơi dành cho bé có bị bong, rách, hỏng hóc hay tách rời bộ phận. Bạn cũng nên cẩn thận với các loại thú nhồi bông có ruy-băng hay những sợi chỉ thừa hoặc các chi tiết không chắc chắn, bé có thể giật tai, đuôi, mắt thú bông và cho vào miệng.
Chất lượng
Không chọn mua các loại đồ chơi bằng nhựa PVC (một loại nhựa tổng hợp không tốt cho sức khỏe) vì bé rất thích cắn, nhét đồ chơi vào miệng và có thể bị ảnh hưởng bởi chất liệu này (tham khảo chỉ dẫn chất lượng trên mỗi sản phẩm để nhận biết đồ chơi có chứa PVC hay không).
Những loại đồ chơi dùng lại của anh (chị) bé thường không đảm bảo chất lượng. Bạn không nên quá tiết kiệm mà cho bé dùng những loại đã hết hạn sử dụng, hỏng hóc… có thể gây hại cho bé khi chơi.
Đồ chơi không có những sợi dây dài quá 30cm
Bé có thể bị những sợi dây này cuốn vào cổ khi chơi. Nếu bé biết bò, bạn nên tránh tất cả những sợi dây trong nhà hoặc vừa tầm tay bé. Bạn cũng nên cất bỏ những loại đồ chơi nhỏ treo xung quanh cũi của bé.
Không mua những loại đồ chơi có đính kèm nam châm
Các thanh nam châm có trong đồ chơi có thể rời ra và bé sẽ bị hóc khi bỏ chúng vào miệng. Bé nuốt phải sẽ rất nguy hiểm vì các thanh nam châm này dễ dàng gây xoắn, kẹp ruột bé nếu không được điều trị kịp thời.
Cẩn thận với đồ chơi gây tiếng ồn
Các loại đồ chơi gây tiếng ồn quá lớn có thể gây hại cho thính giác của bé. Với bé sơ sinh, nên chọn loại phát ra tiếng nhạc êm ái.
Chú ý vệ sinh
Các loại đồ chơi làm bằng chất liệu bông, vải… bạn nên thường xuyên giặt sạch và phơi nắng cho khô. Các loại bằng nhựa, gỗ bạn cũng nên chú ý lau chùi sạch sẽ. Tránh tình trạng nhiễm khuẩn lây lan từ đồ chơi sang cơ thể bé.
Một số gợi ý khi chọn mua đồ chơi
- Bé 0-12 tháng tuổi: Chọn các món bằng vải mềm, cao su chất lượng tốt để bé có thể chơi thoải mái. Giai đoạn này, bé cũng rất nhạy cảm với âm thanh, bạn có thể chọn những loại có nhạc để bé thích thú.
Đây cũng là giai đoạn bé phát triển thị giác, bạn có thể treo loại đồ chơi chuyển động cách mắt bé khoảng 30cm để bé có thể ngắm nhìn. Chú ý không chọn những loại có màu sắc sặc sỡ dễ gây nhức mỏi mắt bé, cũng không nên chọn loại có trọng lượng lớn, đề phòng rơi vào người bé.
- Giai đoan trên 12 tháng tuổi: Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà bạn có thể chọn mua cho bé những loại đồ chơi phù hợp, miễn là chúng an toàn và có ích với bé.
Ngọc Huê
- Những chiếc gối ngộ nghĩnh (20:09:00 10/09/2008)
- Những đồ chơi nguy hiểm tại Hà Nội (09:29:00 09/09/2008)
- Các trò chơi rèn luyện tính cách (19:20:00 31/08/2008)
- Khó mua được đồ chơi dưới 3 tuổi (09:56:00 28/08/2008)
- Cùng bé chơi cắt dán (15:10:00 25/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |