Bộ Y tế yêu cầu lập khu điều trị riêng cho bệnh nhân sởi
Ngày 17/4, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 1996/BYT - DP yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng chống dịch sởi, thực hiện Công điện số 477/CĐ - TTg ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành trong cả nước và các bệnh viện khẩn trương tổ chức phân tuyến điều trị. Tại các bệnh viện tập trung các nguồn lực thu dung, điều trị bệnh nhân, không để tình trạng chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị để tránh lây nhiễm bệnh sởi và các bệnh đường hô hấp.
Đáng lưu ý, các bệnh viện phải thiết lập khu vực riêng để khám, điều trị bệnh nhân mắc sởi, có biển cảnh báo và phân luồng khám chữa bệnh để hạn chế sự lây lan bệnh sởi. Các bệnh viện cần thực hiện khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, khử khuẩn buồng bệnh và thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
|
Bộ Y tế cũng yêu cầu giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện việc giám sát chặt tình hình bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở y tế. Cần phát hiện sớm, tiến hành tổ chức cách ly các trường hợp mắc bệnh, khoanh vùng dịch và xử lý triệt để ổ dịch. Tổ chức đánh giá tình hình dịch bệnh một cách chính xác để có các biện pháp phòng chống phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc tiêm phòng vắcxin sởi và tiêm vét nhằm đảm bảo đạt trên 95% số trẻ em trong đối tượng được tiêm vắcxin sởi và đảm bảo an toàn tiêm chủng theo quy định, hoàn thành trong tháng 4 này.
Thống kê của Bộ Y tế cho tới chiều cùng ngày, cả nước đã ghi nhận trên 3.126 trường hợp mắc sởi trên tổng số hơn 8.400 người bị phát ban nghi mắc sởi tại 61/63 tỉnh thành trên toàn quốc, trong đó có 112 ca tử vong do sởi và các bệnh liên quan đến bệnh sởi. Đáng chú ý, số ca mắc sởi phần lớn là trẻ em dưới 10 tuổi chưa được tiêm vắcxin phòng sởi và có nhiều bệnh nhân nhập viện vượt tuyến gây hiện tượng quá tải tại một số bệnh viện tuyến trung ương, làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Liên quan tới việc các địa phương và Bộ Y tế chưa tiến hành công bố dịch sởi, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, khi nào công bố dịch sởi cần thực hiện theo Quyết định 64/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào các điều kiện: thứ nhất là dịch cao hơn mức trung bình hàng năm tại địa phương; thứ hai là các địa phương không kiểm soát được thì công bố dịch. Khi có 2 tỉnh công bố dịch và đề nghị Bộ Y tế công bố dịch thì lúc đó Bộ Y tế sẽ công bố. Hoặc khi thấy sự bất thường của virus, bất thường về tốc độ lan truyền thì cũng có thể Bộ Y tế công bố dịch.
Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của sởi, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giớiđã khuyến cáo các gia đình có trẻ nhỏ từ 9 đến 24 tháng tuổi cần cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng sởi và tiêm nhắc lại đầy đủ. Nếu trẻ có biểu hiện bệnh sởi, cần đưa trẻ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế theo tuyến đăng ký khám chữa bệnh ban đầu nếu mới bị nhẹ, tránh bị lây nhiễm chéo. Người dân không nên đưa trẻ đến bệnh viện khi không cần thiết, khi bệnh chưa nặng và bệnh viện cần phải kiểm soát tốt các bệnh lây nhiễm.
Theo Ngọc Phạm (nguoiduatin.vn)
- Em họ bán chị vào động mại dâm với giá 2 triệu (09:08:00 19/04/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |