Làm gì khi con nằm mơ thấy ác mộng
Cũng như người lớn, bé nằm mơ khi ngủ. Giấc mơ đẹp và cả cơn ác mộng thường xuất hiện vào cuối giấc ngủ của bé. Vậy khi con hay nằm mơ thấy ác mộng, cha mẹ nên làm gì để trấn tĩnh được con và giúp bé hết sợ hãi?
Trẻ có có ác mộng thường biểu lộ cảm xúc như hét la, khóc, sợ vã mồ hôi trong khi vẫn còn ngủ say... Và dù đã được đánh thức, bé vẫn vô cùng kích động và khó an ủi, dỗ dành. Sau đó, bé quay trở lại giấc ngủ, ngủ ngon và hầu hết không nhớ bất cứ gì vào buổi sáng hôm sau.
Những cơn ác mộng của con bạn có nhiều khả năng liên quan đến một cái gì đó đã xảy ra chỉ trước khi đi ngủ, như nghe một câu chuyện mà trẻ cảm thấy sợ hay xem một chương trình TV gây căng thẳng.
Căng thẳng cũng có thể dẫn đến những cơn ác mộng. Đặc biệt nếu sự căng thẳng diễn ra trước khi trẻ đi ngủ như lo lắng, sợ hãi. Trẻ đang bị bệnh hoặc phải xa cha mẹ cũng có thể gây căng thẳng, đặc biệt với trẻ ở tuổi chập chững.
Ba mẹ hay dọa bé với những hình ảnh đáng sợ như: “ông Kẹ”, “ông Ba Bị” sẽ tới bắt nếu trẻ không ngoan cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ gặp ác mộng khi ngủ.
Một nguyên nhân khác là do căn phòng của bé quá nhiều đồ đạc, gây nên cảm giác ngộp và những hình khối khác nhau trong bóng đêm. Phòng bé quá tối, có những chỗ “trú ẩn” cho “quái vật”. Hoặc cây cối ngoài cửa sổ phòng bé quá cao, um tùm tạo nên hình dáng xù xì, đáng sợ.
Làm gì để con không hoảng sợ sau khi nằm mơ thấy ác mộng
Trước khi đi ngủ, mẹ hãy cùng bé “xem xét” một vòng trong căn phòng để bé an tâm là mọi thứ đều an toàn. Bạn cũng có thể vặn đèn ngủ sáng lên để bé biết rằng bạn đang ở cạnh bé. Nếu bé ngủ ở phòng riêng, bạn có thể mở cửa phòng, mở đèn sáng để bé thấy bạn, nhưng bạn đừng bế bé về phòng, vì điều đó có thể trở thành thói quen xấu cho những lần sau.
Khi nghe con kêu lên, bạn hãy xoa lưng an ủi con cho đến khi bé bình tĩnh lại. Bạn cũng có thể đưa cho bé con gấu bông yêu thích hoặc món đồ chơi "bất ly thân" thường ngày của bé.
Khuyến khích trẻ nói về cơn ác mộng của mình và phân tích cho bé thấy nó không thật sự đáng sợ như bé tưởng tượng. Có thể “con ma” ấy chỉ là hình dáng của đồ vật nào đó hoặc “con ma” chỉ muốn chơi đùa với bé mà không có ý làm hại.
Nói chuyện với bé về những cơn ác mộng nếu bé đủ lớn để hiểu những gì bạn đang nói. Nhưng hãy nhớ rằng "nó chỉ là một giấc mơ" sẽ không làm bé thỏa mãn - vì ở độ tuổi này, bé không nắm bắt được sự khác biệt giữa thực tế và giấc mơ .
Cho trẻ một căn phòng xinh xắn cùng không khí ấm áp của gia đình. Bé sẽ thấy nhà là nơi thật an toàn, hạnh phúc và những cơn ác một hay nỗi sợ hãi vô cớ sẽ không còn ghé thăm bé yêu nữa.
Cha mẹ nên làm gì để con không gặp ác mộng
Hạn chế trẻ cười đùa quá mức, tránh cho trẻ xem những bộ phim mang tính bạo lực, khoa học viễn tưởng, kinh dị... trước giờ đi ngủ.
Cha mẹ cũng có thể áp một một số cách khá đơn giản như cho bé tắm nước ấm trước khi đi ngủ, thay quần áo ngủ sạch sẽ. Trước khi bé ngủ, có thể kể cho bé nghe một câu chuyện có nội dung nhẹ nhàng, hạnh phúc để đưa bé vào giấc ngủ bằng những bài hát ru êm ái...
Nếu trẻ thức giấc giữa đêm với tâm trạng hoảng hốt vì mơ thấy ác mộng, hãy nhanh chóng đánh thức con dậy, cho con dùng một ly nước lạnh, lau mát con bằng một chiếc khăn ấm, để con kịp thoát khỏi cơn ác mộng trong một vài phút ngắn. Khi trẻ có biểu hiện bực dọc, hét toáng hoặc khóc la thì hãy ôm trẻ vào lòng và thủ thỉ bên tai trẻ những lời an ủi, yêu thương của cha mẹ dành cho con.
Ngoài ra, bạn cũng cần giữ cho nhiệt độ trong phòng luôn mát mẻ vừa phải - không quá nóng và không quá lạnh. Nhiệt độ tốt nhất cho giấc ngủ yên tĩnh là hơi mát mẻ vào khoảng 25-270C.
Quá nhiều ánh sáng sẽ làm giấc ngủ của trẻ không ngon. Nhưng nếu con bạn sợ bóng tối, bạn nên đặt một chiếc đèn ngủ có ánh sáng vừa đủ để làm trẻ yên tâm hơn.
Nếu những cơn ác mộng vẫn hay xảy ra và con của bạn tỏ ra sợ đi ngủ, bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ - những giấc mơ xấu cũng là dấu hiệu không tốt của sức khỏe.
Những vấn đề về ác mộng có thể không ngăn chặn được vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên, nếu các bố mẹ chịu khó tìm hiểu con hơn sẽ nhận biết sớm con có thường xuyên gặp ác mông hay không, để kịp thời điều chỉnh và để tránh tình trạng này phát triển về rối loạn thần kinh khi trưởng thành.
Theo Anh Thư (phunutoday.vn)
- 9 việc cha mẹ làm gây nguy hiểm cho con (15:44:00 25/04/2014)
- Những thực phẩm nên hạn chế cho bé ăn vào mùa hè (14:03:47 25/04/2014)
- Cách chế biến và nấu cháo hải sản cho bé yêu (16:19:00 24/04/2014)
- Những điều mẹ cần nhớ khi đánh răng cho bé (10:40:00 24/04/2014)
- Top thực phẩm cho bữa sáng giúp bé khỏe, đẹp (09:55:00 24/04/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |