- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
5 thức ăn, đồ uống không tốt với bé
Những đồ ăn, thức uống nhiều đường, muối, ít dinh dưỡng thì sẽ không tốt cho bé trong quá trình phát triển.
1. Khoai tây rán và bánh quy giòn
Khi ăn nhiều khoai tây rán hay bánh quy giòn, bé sẽ không còn bụng để ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Cũng giống như nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, khoai tây rán và bánh quy giòn thường nhiều muối. Các bé chỉ cần một lượng rất nhỏ muối ít hơn 1g muối mỗi ngày cho đến khi 12 tháng tuổi Thận của bé không thể xử lý nếu bé ăn quá hơn lượng muối quy định.
Trước khi bé được sáu tháng tuổi, bé sẽ nhận được lượng muối cần thiết từ sữa mẹhoặc sữa công thức.
Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ không nên thêm muối vào bột của bé, ngay cả khi mẹ thấy bột của con bị nhạt quá. Khi bé lớn hơn, bé cũng cần rất ít muối. Khoảng 1-3 tuổi, lượng muối tối đa cho bé hàng ngày khoảng 2g. Tức là bé ăn khoảng 3-4 lát khoai tây snack là đủ lượng muối khuyến nghị. Nếu bé ăn cả gói tức là bé đã ăn thừa muối.
Nếu bé cần ăn bữa phụ thì một viên fromage (phô mai), hoa quả tươi, rau củ xắt nhỏ là lựa chọn dinh dưỡng hơn đồ ăn vặt. Bánh gạo và bánh mỳ mini cũng là đồ ăn hợp lý cho bé.
2. Đồ ăn của bé lớn hoặc người lớn
Đồ ăn của bé lớn hay của người lớn đều có nhiều đường và muối. Những món này không thích hợp cho bé nhũ nhi. Do đó, mẹ không nên nấu ăn cho cả nhà rồi dùng đồ ăn ấy để dành cho bé ăn, cho dù mẹ có bận rộn đến mấy. Mẹ nên nấu riêng đồ ăn cho bé nhỏ, bé lớn hơn và người lớn trong nhà.
3. Kẹo và chocolate
Sẽ không dễ dàng để hạn chế bé ăn đồ ngọt như kẹo và chocolate. Hàm lượng đường trong kẹo khá cao và bé cần tránh vì đường tạo các axit tấn công men răng của bé. Nếu bé thèm đồ ngọt, mẹ có thể chế biến các món bánh cho bé và cho bé ăn vào bữa phụ. Khi ăn trong bữa phụ, lượng nước bọt trong miệng của bé sẽ tăng lên. Nước bọt giúp trung hòa tác động của axit tấn công men răng.
Khi cho bé ăn đồ ngọt, mẹ nên cho bé ăn trong 10 phút, chứ không nên để bé ngậm kẹo cả tiếng đồng hồ. Sau đó, mẹ nên cho bé ăn một miếng fromage càng sớm càng tốt để giúp trung hòa đường trong đồ ăn ngọt. Sau đó khoảng 30 phút, mẹ nên đánh răng kỹ cho bé.
4. Đồ uống có gas
Những đồ uống này có độ axit cao, hàm lượng đường cao có thể làm hại men răng của bé; đồng thời, làm tăng chứng huyết áp cao cho bé.
Ngoài ra, đồ uống có gas còn làm bé thấy no nhanh chóng nên bé sẽ lười ăn các món khác. Bé dùng đồ uống có gas thường xuyên còn dễ bị thừa cân.
5. Nước ép quả tươi
Nước ép quả có vẻ như là một lựa chọn lành mạnh cho bé. Nhưng nước ép quả có nhiều chất đường tự nhiên và có tính acid - có thể làm hỏng răng của bé. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ không cho bé dùng nước hoa quả. Để bảo vệ men răng của bé, mẹ nên pha loãng nước hoa quả trong một cốc thủy tinh và cho bé uống một lần mỗi ngày. Tuyệt đối không đổ nước quả vào bình sữa và cho bé ngậm bình sữa đi ngủ.
Ngọc Huê
- Cho bé ăn măng cụt (15:50:00 12/08/2014)
- ‘Bí kíp’ trị bé lười ăn (14:54:00 12/08/2014)
- Những loại đồ uống dinh dưỡng cho bé 6-8 tháng (15:03:00 08/08/2014)
- Cho bé ăn dặm khoai lang nướng (14:09:00 05/08/2014)
- Lưu ý cho bé ăn nhãn (13:46:00 05/08/2014)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Bởi: Lê Thị Hạnh (12-09-2014 09:12:51 PM)