Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Đạo diễn Việt Tú: Phương Mỹ Chi vắt kiệt sức không là do lựa chọn của chính gia đình

12:29:45 22/08/2014

Đạo diễn cho rằng, mỗi gia đình đều phải sẵn sàng đối mặt với những điều tiêu cực, song hành cùng danh tiếng và tiền tài, khi cho con em tham gia game show.

- Là đạo diễn, nhà sản xuất cho nhiều chương trình truyền hình như "Bài hát yêu thích", "Giai điệu tự hào", "Sao Mai Điểm hẹn"... anh đánh giá thế nào về chất lượng các show truyền hình thực tế hiện nay?

- Tôi thấy việc các show truyền hình thực tế mọc lên như nấm là quy luật tự nhiên. Tuy vậy, với số lượng và tần suất dày đặc như vậy, "chất" của các thí sinh tham gia bị loãng dần. Các cuộc thi cũng gặp khó khăn trong việc tìm ra nhân tố mới.

Cũng giống như thế vận hội Olympic, nếu năm nào cũng tổ chức, những vận động viên được trao giải nhất chưa chắc đã là xuất sắc vì họ không có đủ thời gian để tái tạo năng lượng. Thị trường cũng không đủ thời gian cần thiết để sản sinh ra những tài năng mới. Chưa kể, Việt Nam không phải là thị trường lớn, các đối tượng đam mê một lĩnh vực nào đó của nghệ thuật cũng không phải quá nhiều nên dễ tạo ra sự trùng lặp, nhàm chán.

- Trước ý kiến, các nhà sản xuất đua nhau làm show truyền hình vì đam mê lợi nhuận, anh nghĩ sao?

- Tôi nghĩ không ai ngu ngơ đến mức không nhận ra được điều này. Nếu nhìn dưới góc độ nhà sản xuất thì tôi thấy cảm thông nhiều hơn là phê phán họ. Khi mua show truyền hình thực tế, những người nắm giữ bản quyền không bán cho các nhà sản xuất theo từng mùa mà theo gói, có thể 4-5 năm. Toàn bộ số tiền cho mỗi gói đều phải trả trước. Còn chưa kể, việc sở hữu giờ vàng trên sóng truyền hình cũng phải mua trọn gói trong một thời gian dài. Điều này đồng nghĩa với việc, các nhà sản xuất phải khai thác tối đa những gì mình mua về để thu hồi vốn và tạo ra lợi nhuận tái đầu tư cho các dự án sau này.

Hơn nữa, nếu không làm, họ lấy đâu ra kinh nghiệm để thực hiện những chương trình khác. Với những áp lực như vậy, dù nội dung chương trình hay dở thế nào, mọi nhà sản xuất cũng phải sống chết để làm.

- Việc các show giải trí chỉ tập trung vào "đàn ca, sáo nhị" có thể là một nguyên nhân dẫn đến sự nhàm chán. Anh nghĩ sao?

- Giải trí luôn là một thỏi nam châm thu hút khán giả, đặc biệt là âm nhạc. Hơn nữa, truyền hình thực tế sinh ra vốn là để đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng nên việc các show tập trung vào lĩnh vực mọi người quan tâm là chuyện bình thường. Cả thế giới đều vậy, không phải chỉ riêng Việt Nam. Đến khi nguồn "tài nguyên" cạn kiệt, tự khắc người ta sẽ phải chuyển hướng. Lúc đó, nền văn hóa giải trí sẽ có thời gian để phục hồi và tạo ra những nhân tố mới.

Tôi nghĩ ý kiến chỉ trích của một số người về việc các show truyền hình đang khai thác quá nhiều về âm nhạc, cần chuyển hướng sang lĩnh vực khác như giáo dục, là rất đáng quý. Tuy nhiên, nếu chỉ bàn bạc và chỉ trích nhưng không có giải pháp thì không ổn. Nếu ai thực sự có nhiều tâm huyết với các chương trình truyền hình đến mức không cần quan tâm đến lợi nhuận thì nên tự bỏ tiền ra làm. Tôi sẵn sàng dẫn người đó đi nộp dự án và giúp đỡ hết mình.

Chương trình thực tế dành cho trẻ em ngày càng nhiều. Theo anh, tại sao các nhà sản xuất khai thác đối tượng này ?

- Đầu tiên mọi người cần đặt ra câu hỏi: Tại sao show truyền hình dành cho trẻ em lại sinh ra? Đơn giản đó cũng là xu hướng trong xã hội. Với sự phát triển của xã hội hiện đại, trẻ em ngày nay cũng cần những game show cho riêng mình. Còn chuyện cuộc sống của các em bị ảnh hưởng ra sao sau cuộc thi là vấn đề hai mặt. Nếu nói đến mặt tích cực, ví dụ điển hình nhất làPhương Mỹ Chi. Không có truyền hình thực tế, cô bé chưa chắc đã giúp cho gia đình có được cuộc sống tốt như bây giờ. Còn việc Phương Mỹ Chi có bị vắt kiệt sức lao động không là sự lựa chọn của chính gia đình.

Tóm lại, truyền hình dành cho trẻ em lợi hay hại cũng tại người lớn. Đã quyết định tổ chức và tham gia những chương trình như vậy, bản thân các nhà sản xuất cũng như mỗi gia đình đều đã chấp nhận mặt trái lẫn mặt phải rồi. Có gan làm phải có gan chịu.

- Anh sẽ ứng xử sao nếu hai bé nhà anh muốn tham gia chương trình truyền hình thực tế ?

- Câu trả lời chắc chắn là không. Đó không phải là mong muốn của gia đình tôi, dù nó chẳng có gì sai trái cả. Thay vì để con tham gia chương trình truyền hình thực tế mang tính thời vụ, tôi sẽ để hai con từng bước theo đuổi những đam mê của chúng để phát triển tương lai lâu dài. Tôi muốn đã làm gì phải làm tới cùng.

Theo VnExpress

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo