Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

7 thói quen phổ biến làm giảm tuổi thọ của máy giặt

17:57:19 29/08/2014

Máy giặt là thiết bị gia dụng quen thuộc trong hầu hết các gia đình, nhưng trong quá trình sử dụng có những thói quen có hại mà chúng ta không ngờ đến đã làm giảm tuổi thọ của máy giặt.

1.Dây khóa kéo

Bên cạnh những chiếc móc/nút quần áo, dây khóa kéo có thể bị mắc vào các lỗ trống bên trong lồng giặt. Chúng còn gây ra vết xước nghiêm trọng trên cánh cửa của loại máy giặt cửa trước. Những vết xước này không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn có khả năng xảy ra vụ nổ kính trong quá trình sử dụng.

- Cách khắc phục: Trước khi khởi động máy giặt, chắc chắn tất cả các dây khóa kéo trên quần áo đều được kéo lên hoàn chỉnh

2. Móc khóa đồ lót

Đồ lót phụ nữ, đặc biệt là áo ngực được thiết kế rất tỉ mỉ, tinh tế nhưng chúng vẫn có những chi tiết thô cứng khiến máy giặt phải “ngán ngẩm”. Bởi vì, móc khóa và gọng áo có thể phá hỏng lồng giặt.

- Cách khắc phục: Giặt tay hoặc sử dụng túi giặt là 2 cách đơn giản để bảo vệ cả đồ lót lẫn máy giặt. Bạn có thể tận dụng vỏ gối cũ thay thế túi giặt để tiết kiệm chi phí.

3. Nước lạnh

Mặc dù giặt quần áo với nước lạnh giúp tiết kiệm năng lượng và giảm sự co rút, phai màu quần áo, nhất là quần áo làm bằng chất liệu sợi tự nhiên. Tuy nhiên, máy giặt của bạn sẽ hoạt động tốt hơn và có mùi dễ chịu hơn nếu thường xuyên thực hiện chu kỳ bảo dưỡng với nước nóng.

- Cách khắc phục: Làm trống máy giặt, thiết lập chế độ nước nóng nhất (hoặc đổ nước nóng bên ngoài vào nếu máy giặt không có sẵn chế độ nước nóng), thêm một cốc giấm ăn và khởi động máy chạy đủ một chu kỳ giặt để loại bỏ hoàn toàn cặn bột giặt, cặn vôi tích tụ lâu ngày. Thực hiện chu kỳ bảo dưỡng ít nhất 1 lần/tháng.

4. Quần áo ướt

Để quên quần áo ướt trong máy giặt một thời gian dài sau khi giặt xong dẫn đến mùi hôi khó chịu, tạo môi trường thuận lợi để nấm mốc xuất hiện và sinh sôi trên quần áo và cả trong máy giặt.

- Cách khắc phục: Cố gắng lấy quần áo đã giặt xong ra khỏi máy giặt ngay lập tức. Vì một số lý do nên bạn không thể phơi quần áo luôn, thả chúng vào trong những chiếc giỏ nhựa, để ở khu vực thông thoáng nhằm giảm nguy cơ sinh ra mùi hôi và nấm mốc. Nếu bạn thậm chí không thể lấy quần áo ra thì ít nhất phải mở cửa máy giặt.

5. Quá nhiều chất giặt tẩy

Nhiều người cho rằng sử dụng càng nhiều chất giặt tẩy thì quần áo càng được giặt sạch hơn. Trên thực tế, điều này có xu hướng để lại một lượng cặn xà phòng rất lớn trên quần áo và các phần khác nhau của máy giặt. Bảng điều khiến chính là bộ phần dễ bị hư hại nhất do cặn xà phòng.

- Cách khắc phục: Đọc kỹ hướng dẫn của từng loại chất giặt tẩy để điều chỉnh liều lượng phù hợp với số quần áo cần giặt.

6. Cắm điện quá lâu

Dòng điện tăng giảm đột ngột sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến các mạch điện và làm tan chảy các thành phần nhựa của bất kỳ thiết bị nào có chứa bộ vi xử lý, chẳng hạn như tủ lạnh, máy tính và máy giặt.

- Cách khắc phục: Bảo vệ tất cả các thiết bị đắt tiền bằng cách thiết lập hệ thống điện ổn định. Nên rút phích cắm điện hoặc ngắt nguồn điện của máy giặt khi không sử dụng.

7. Quá nhiều quần áo

Máy giặt sẵn sàng thực hiện công việc giặt giũ hỗ trợ bạn hàng ngày, miễn sao chúng không bị nhồi nhét đến mức “nghẹt thở”! Giặt quá nhiều quần áo trong 1 lần, vượt quá quy định có xu hướng làm hao mòn hệ thống dây cu-roa và vòng bi của máy.

- Cách khắc phục: Kiểm tra thật kỹ số cân nặng cho phép trong mỗi lần giặt từ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Theo Eva

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo