- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
5 cách ngăn ngừa dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm ở bé giai đoạn ăn dặm không phải hiếm gặp.
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ giảm thiểu nguy cơ này cho bé:
1. Không cho bé ăn dặm sớm, trước 6 tháng tuổi
Những bé ăn dặm sớm, đặc biệt trước 17 tuần tuổi có nguy cơ cao dị ứng thức ăn dặm so với những bé ăn dặm khi 6 tháng tuổi. Nhận định này đã được một số nghiên cứu công bố.
2. Tiếp tục cho con bú mẹ
Mẹ không nên ngưng cho con bú mẹ khi bước vào giai đoạn ăn dặm. Nghiên cứu cho thấy, cho con bú mẹ sẽ giúp bảo vệ bé khỏi dị ứng thành phần của sữa bò, có mặt trong sữa bột của bé, sau giai đoạn bé bú mẹ hoàn toàn (6 tháng tuổi). Sữa mẹ còn được biết là giúp điều chỉnh các chức năng của hệ miễn dịch ở bé.
3. Hạn chế thực phẩm đóng hộp
Một số nghiên cứu khác nhau được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu cũng cho thấy, những bé ăn nhiều hoa quả và rau xanh so với những bé dùng đồ đóng hộp sẽ ít có khả năng phát triển dị ứng theo thời gian, ngay cả khi bé đã được 2 tuổi.
4. Tập cho bé ăn món mới ít nhất trong 4 ngày
Khi tập cho bé ăn món mới, mẹ nên đợi trong vòng 4 ngày để theo dõi phản ứng của bé; chẳng hạn, xem bé có bị nổi ban, rối loạn tiêu hóa, khó thở, nôn trớ… hay không. Bé sẽ có ít nguy cơ bị dị ứng thực phẩm nếu mẹ phát hiện ra và tránh cho bé tiếp xúc với thực phẩm gây dị ứng.
Một số nghiên cứu cho thấy, với những bé có cơ địa dị ứng, mẹ nên cho bé ăn sữa bò (sữa đặc có đường) khi bé 1 tuổi, cho bé ăn lòng trắng trứng khi bé 2 tuổi và cho bé ăn hải sản khi bé 3 tuổi. Tốt nhất, nếu bé bị dị ứng thực phẩm, mẹ nên đưa bé đi khám và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
5. Kiểm tra thành phần dầu lạc trong kem dưỡng da cho bé
Nếu mẹ hay gia đình có tiền sử dị ứng lạc, mẹ nên kiểm tra xem kem dưỡng ẩm, kem chống hăm cho bé có thành phần dầu lạc hay không. Theo một số nghiên cứu, dùng sản phẩm kem dưỡng da có thành phần dầu lạc sẽ làm bé bị viêm da và tăng nguy cơ dị ứng lạc ở bé.
Ngọc Huê
- Bổ sung canxi đúng cách cho bé (13:24:00 30/08/2014)
- Lưu ý dùng sữa đặc có đường cho bé (15:13:00 26/08/2014)
- 8 thực phẩm ‘tiêu diệt’ trí thông minh (15:04:00 23/08/2014)
- Dị ứng hoa quả giàu vitamin C ở bé (21:51:00 21/08/2014)
- 5 thức ăn, đồ uống không tốt với bé (21:32:00 21/08/2014)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |