- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Thiếu kẽm và selen có liên quan đến chất lượng tinh trùng kém và giảm khả năng ...
-
Dấu hiệu rụng trứng thể hiện ở chất nhầy âm đạo, đau bụng, cảm thấy quyến rũ ...
-
Người mẹ nên cố gắng ăn thực phẩm có chứa vitamin C, như một ly nước hoa quả ...
-
Cả bạn và chồng bạn phải thực sự ổn định tâm lý trước khi có con.
-
Tư thế Doggy (người chồng 'đi vào' từ phía sau) giúp việc đậu thai dễ ...
-
Vỡ tử cung là một tai biến khi chuyển dạ, thai có thể bị đẩy vào ...
-
Băng huyết, sa dây nhau, dây rốn quấn cổ bé... là những rắc rối thường gặp khi ...
Em bé đầu tiên được sinh ra từ tinh trùng dị dạng
Cậu bé ra đời từ năm 2013, tuy nhiên đến nay, đơn vị Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện An Sinh (TP HCM) - nơi thực hiện mới chính thức công bố. Đây là trường hợp kết hợp tinh trùng dị dạng có đầu tròn với trứng trong ống nghiệm thành công đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam.
|
Ngày 17/9, bác sĩ Vương Đình Hoàng Dũng, Phó đơn vị Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện An Sinh (TP HCM) cho biết, bệnh nhân được điều trị là cặp vợ chồng quê ở Bắc Ninh, lấy nhau 15 năm không có con. Cả hai đến Bệnh viện An Sinh vào năm 2012.
Các xét nghiệm tại bệnh viện cho thấy trứng của người vợ hoàn toàn bình thường, song tinh trùng của người chồng bị dị dạng. Thay vì đầu tinh trùng bình thường có hình oval thì của anh này lại có hình tròn do thiếu men asrosome - loại men giúp tinh trùng có khả năng thụ tinh. Sự bất thường này là nguyên nhân khiến bệnh nhân không thể có con khi giao hợp với vợ.
Việc thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện luôn trong năm 2012 theo đề nghị của gia đình bệnh nhân. Sau khi sự phối hợp giữa tinh trùng và bào tương noãn (trứng) thành công, các bác sĩ cấy phôi thai vào tử cung người vợ. Tuy nhiên, chỉ 7 tuần sau thai chết lưu.
Vợ chồng bệnh nhân yêu cầu được tiếp tục thử lại. Trong lần thứ hai này, để thúc đẩy quá trình tạo phôi trong ống nghiệm, các bác sĩ đã sử dụng giải pháp dùng thuốc hoạt hóa trứng nhằm thúc đẩy quá trình kết hợp với tinh trùng dị dạng vốn yếu ớt. Kết quả như mong muốn, 11 phôi đã được hình thành trong ống nghiệm, 3 phôi sau đó được chọn cấy vào tử cung.
Siêu âm sau 3 tuần cấy phôi, kết quả ghi nhận đã có một thai phát triển. Diễn biến thai kỳ sau đó hoàn toàn bình thường. Tháng 6/2013, bé trai nặng 2,5kg chào đời ở tuần thai thứ 36. Đến nay bé được 15 tháng, cân nặng hơn 10kg, phát triển tốt.
Theo bác sĩ Hồ Mạnh Tường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản, khoa Y Đại học Quốc gia TP HCM, tỷ lệ đàn ông mang tinh trùng đầu tròn không đến 1%. Người mang tinh trùng đầu tròn không thể có con bằng cách giao hợp tự nhiên do tinh trùng này không có khả năng tự kết hợp với trứng.
Cũng theo ông Tường, ngay cả việc kết hợp thành công tinh trùng đầu tròn với trứng trong ống nghiệm cũng không đơn giản. "Tại Việt Nam, thành công tại Bệnh viện An Sinh là trường hợp đầu tiên báo cáo. Trên thế giới đến nay cũng chỉ ghi nhận một vài ca kết hợp thành công" - bác sĩ Tường cho biết.
Theo Ngôi Sao
- Các dị dạng buồng trứng, vòi trứng gây khó thụ thai (14:57:00 10/09/2014)
- Những dị dạng tử cung gây khó thụ thai (14:47:00 10/09/2014)
- 2 bệnh hiếm gặp và nỗi lo mang thai (16:08:00 05/09/2014)
- Dinh dưỡng cho người chuẩn bị làm bố (14:09:00 28/08/2014)
- Thói quen dùng cafe và chuyện mang thai (13:24:00 28/08/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |