- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Nguyên nhân và cách giảm cơn đau sườn
Đau sườn khi mang thai là dấu hiệu phổ biến, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba.
Nhận diện cơn đau xương sườn
Đau xương sườn có thể xuất hiện ở eo, thắt lưng, vùng lưng dưới. Đôi khi, cơn đau là liên tục hoặc thỉnh thoảng đau nhói, khi mẹ bầu hít thở sâu. Ngồi, đứng, hoặc nằm xuống có thể làm cho cơn đau nặng hơn hoặc giảm, tùy trường hợp. Ngồi nói chung là vị trí thoải mái nhất để giảm đau xương sườn.
Nguyên nhân của đau sườn
Có nhiều nguyên nhân gây đau sườn khi mang thai. Nguyên nhân phổ biến nhất là do em bé đang phát triển và tử cung của mẹ mở rộng.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân gây đau sườn khác:
- Ngực mẹ to ra: Ngực mẹ sẽ to ra khi mang thai. Ngực phát triển có thể gây áp lực lên vai của mẹ và gây áp lực lên khung xương sườn, gây đau sườn.
- Hormone: Cơ thể mẹ bầu giải phóng các kích thích tố mới làm lỏng các dây chằng và giãn cơ bắp. Điều này có thể gây ra cơn đau ở xương sườn.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Một trong những dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường tiết niệu là đau sườn. Mẹ bầu nên đi khám nếu nghi ngờ mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Stress và căng thẳng: Lo lắng và căng thẳng có thể dẫn đến sự gia tăng đau đớn, không chỉ ở xương sườn mà còn ở vai, cổ và đầu.
- Chứng khó tiêu: Hệ tiêu hóa của mẹ trở nên “chật chội” do em bé đang phát triển, có thể gây ra những cơn khó tiêu hoặc axit trào ngược gây đau ở xương sườn cho mẹ.
Mẹo giảm đau sườn
Nếu đang đứng mà bị đau sườn, mẹ bầu nên thử tìm vị trí ngồi thoải mái để giảm đau. Ngoài ra, mẹ bầu nên thử:
- Nằm nghiêng tựa vào chiếc gối dành riêng cho bà bầu.
- Kê gối sau lưng và giữa hai đầu gối khi nằm.
- Nếu mẹ bầu ngồi làm việc hàng ngày, hãy chọn ghế có đệm lưng thoải mái để giảm đau sườn.
- Hãy đứng lên thường xuyên và thực hiện các bài tập giơ tay cao quá đầu.
- Chọn đồ bầu thoải mái.
- Tham gia lớp học yoga cho bà bầu: Mẹ bầu nên tham gia các khóa học yoga cho bà bầu không chỉ giúp giảm đau sườn mà còn giảm các cơn đau nhức khác.
Ngọc Huê
- Các nguyên nhân gây đau ngực cho mẹ bầu (16:16:00 14/10/2014)
- Tầm quan trọng của chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu (14:39:00 11/10/2014)
- Ho khan khi mang thai (14:34:00 11/10/2014)
- Đau mắt đỏ khi mang bầu (15:50:00 10/10/2014)
- Các loại khiếm khuyết bẩm sinh (15:46:00 10/10/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |