Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Dinh dưỡng từ quả kiwi

14:45:00 21/10/2014

Kiwi là loại quả có hàm lượng kalo cao, tương đương với nho. 100g kiwi có 60 kalo. Loại quả này còn nhiều chất chống oxy hóa, chất khoáng, chất xơ và vitamin tốt cho bé.

Lợi ích dinh dưỡng của kiwi

Kiwi là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan, giống “thuốc nhuận tràng” nên tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Chất xơ trong kiwi giúp bảo vệ niêm mạc ruột kết cho bé bằng cách giảm thời gian ruột kết tiếp xúc với chất độc.

Kiwi còn là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa, nhất là vitamin C. Bé ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể bé phát triển sức đề kháng, chống lại các yếu tố gây bệnh.

Kiwi là quả chứa hàm lượng rất tốt của vitamin A, vitamin E, vitamin K, beta-carotene, lutein và xanthin. Vitamin K có vai trò tăng khối lượng xương cho bé bằng cách thúc đẩy osteotrophic hoạt động trong xương. 
 
Hạt kiwi là một nguồn tuyệt vời của axit béo omega-3. Các nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và giúp ngăn ngừa sự phát triển của chứng tăng động, tự kỷ và rối loạn phát triển khác ở bé.

Kiwi cũng chứa một lượng lớn các chất như mangan, sắt, kali và magiê. 

Chọn mua và bảo quản

Mùa kiwi thường bắt đầu vào tháng 9 và kéo dài cho đến tháng 11. Dù vậy ở nhiều nơi, kiwi vẫn được bán quanh năm. Khi chọn mua kiwi cho bé, mẹ nên chọn quả tươi, cứng, không bị thâm dập, hỏng, có màu sắc hay mùi lạ.

Kiwi thường có hai loại: Loại vỏ nâu nhạt, có ruột màu vàng, vị ngọt mát; loại vỏ nâu, ruột xanh, vị chua. Bởi thế, mẹ nên chọn mua loại có vị ngọt cho bé dễ ăn.

Cho bé ăn kiwi

Khoảng 8-10 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé làm quen với kiwi. Vì kiwi có vị chua tự nhiên nên nếu cho bé ăn quá sớm, một số bé có cơ địa mẫn cảm sẽ xuất hiện phản ứng xấu như: bé đi tiêu ra phân có bọt; bé bị nổi ban ở miệng hoặc ở mông… 

Mẹ có thể trộn kiwi cùng sữa chua cho bé ăn.

Với nhóm bé có tiền sử dị ứng thức ăn, mẹ nên đợi đến khi bé được khoảng 10-12 tháng mới nên cho bé tập ăn kiwi.

Với bé mới tập ăn, mẹ có thể dùng thìa dầm nhuyễn phần ruột của quả kiwi và cho bé thưởng thức. Mẹ không cần phải loại bỏ hạt đen trong ruột kiwi vì chúng không gây hại gì cho bé nhưng nếu muốn, mẹ có thể tách riêng phần thịt và phần hạt kiwi; sau đó, mẹ cho bé ăn phần thịt của quả.
 
Thực đơn với kiwi (dành cho bé đã biết nhai):

1. Salad kiwi 

- Nguyên liệu: Một quả kiwi được bóc vỏ, thái hạt lựu; ½ quả chuối chín đã được bóc vỏ, thái hạt lựu; Một miếng lê nhỏ đã được bóc vỏ, thái hạt lựu.

- Cách làm: Trộn hỗn hợp kiwi, chuối, lê trong một chiếc bát và để bé thưởng thức món hoa quả này bằng cách bốc tay.

2. Hỗn hợp kiwi, lê, xoài

- Nguyên liệu: Một quả kiwi chín đã được bỏ vỏ, thái hạt lựu; Một miếng lê nhỏ đã bỏ vỏ, thái hạt lựu; Một miếng nhỏ xoài chín, đã bỏ vỏ, thái hạt lựu.

- Cách làm: Trộn hỗn hợp trên vào một chiếc bát rồi cho bé dùng tay bốc. Mẹ không nên lo lắng vì đống hỗn độn mà bé có thể gây ra bởi cách ăn này; vì quan trọng là khi kiwi được ăn chung với những loại quả vị ngọt mát khác, nó sẽ giảm thiểu cảm giác chua và khiến bé ngon miệng.

Một số loại thức ăn có thể trộn chung với kiwi là: táo, lê, đào, quả việt quất. Mẹ cũng có thể dùng kiwi làm bánh, làm thạch… cho bé ăn.

Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo