- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phát triển nhận thức cho bé 1 tuổi
Khi mẹ quan sát bé 1 tuổi vui chơi, mẹ sẽ nhận thấy rằng, bé tập trung vào mọi đồ chơi, chứ chưa biết cách chơi riêng biệt từng loại một.
Bé giai đoạn này đặc biệt thích thú với những loại đồ chơi có nút bấm, âm thanh, ánh sáng… Mẹ đừng ép bé phải chơi một đồ chơi nào cụ thể hoặc bắt bé phải chơi đúng hướng dẫn. Mẹ cứ hãy để bé tự nhiên khám phá đồ chơi và chơi theo cách mà bé muốn.
Bé thích bắt chước
Bắt chước là một phần quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của bé ở độ tuổi này. Thay vì chỉ nhìn chăm chút cha mẹ, người thân làm việc gì đấy như giai đoạn trước, đến lúc này, bé biết cầm cái lược chải chải lên đầu, biết áp điện thoại di động vào tai nói “ê a”, biết đẩy ôtô đồ chơi tiến – lùi… Dần dần, bé có thể biết chải tóc búpbê, chỉ cho mẹ xem hình từ một cuốn sách, uống nước giả vờ hoặc áp điện thoại đồ chơi vào tai của mẹ.
Bên cạnh bắt chước thì giả vờ cũng là một phần quan trọng trong sự phát triển nhận thức và học hỏi ở bé. Do đó, mẹ cần có chú ý trong sinh hoạt và cuộc sống vì bé sẽ bắt chước mọi hành vi của mẹ. Những điều mẹ nói hay làm có thể được bé “copy” lại.
Trí nhớ của bé phát triển tốt lên
Từ 1 tuổi, bé sẽ nhớ rất tốt. Bé có thể tìm được mẹ khi mẹ đang trốn sau ghế. Bé nhớ và tìm ra đồ chơi vừa được mẹ giấu đi.
Bé biết nhờ mẹ giúp đỡ
Ở tuổi này, bé mới biết đi của mẹ có thể nhờ mẹ làm giúp bé việc gì đó bằng hành động. Đôi khi, bé mang tới cho mẹ món đồ chơi chỉ để nhờ mẹ mở nó ra. Lần khác, bé muốn mẹ bóc giúp bé một cái kẹo để bé ăn. Mẹ cũng nên hướng dẫn bé để bé biết cách thao tác với đồ vật. Khi bé tự làm được việc gì đó, bé sẽ ngưng lại và chờ mẹ vỗ tay hoan hô. Bằng cách này, mẹ đã hỗ trợ và khuyến khích bé học hỏi và tự lập.
Lưu ý an toàn
Do nhận thức của bé còn chưa đủ, nhất là nhận thức về nhân – quả nên bé dễ gặp tai nạn hay làm hỏng hóc đồ vật trong nhà. Chẳng hạn, bé chưa biết rằng, ném một đồ vật bằng thủy tinh thì sẽ làm vỡ nó. Bé cũng chưa biết rằng, cho ngón tay vào khe cửa rồi đóng cửa lại thì sẽ bị kẹp tay. Do vậy, mẹ cần đảm bảo an toàn cho bé trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngọc Huê
- Phòng viêm đường hô hấp dưới cho bé (16:59:00 19/10/2014)
- Kỹ năng của bé 8-12 tháng (16:11:00 19/10/2014)
- Kỹ năng cơ bản của bé 4-7 tháng tuổi (16:02:00 19/10/2014)
- Các kỹ năng quan trọng của bé dưới 3 tháng (14:08:00 17/10/2014)
- Thị lực của bé 1 tháng tuổi (14:03:00 17/10/2014)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |