- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
2 vấn đề ở da đầu của bé
Gàu, cứt trâu là hai dấu hiệu khá phổ biến ở các bé nhũ nhi.
1. Cứt trâu ở bé
Cứt trâu là một hiện tượng bình thường và vô hại (có thể xảy ra ở 50% trường hợp bé nhũ nhi). Tình trạng này được biểu hiện đặc trưng bởi nhiều gàu tích tụ và đóng vảy trên da đầu giống như trong bệnh viêm da tiết bã. Trong một số hiếm trường hợp, cứt trâu có thể lan đến những vùng da khác của bé.
Nguyên nhân: Các chuyên gia chưa tìm được nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng cứt trâu. Tuy nhiên, cứt trâu không phải do nhiễm trùng, dị ứng hoặc vệ sinh kém. Thông thường, cứt trâu sẽ tự khỏi mà không cần điều trị gì sau 1 năm hoặc 2 năm.
Một trong những nguyên nhân được đề cập đến nhiều nhất của cứt trâu là do tình trạng những tuyến nhờn của các nang lông hoạt động quá mức. Khi các chất nhờn được tạo ra quá nhiều sẽ kết dính các tế bào da chết và không cho các tế bào này bong tróc. Nó cũng có thể kích thích sự phát triển của một loại nấm trên da bé.
Một số nguyên nhân tăng tiết chất nhờn:
- Nội tiết tố của mẹ vẫn còn lưu hành trong máu của bé.
- Hệ tiêu hóa ở bé chưa trưởng thành, không có khả năng hấp thu đủ biotin, các vitamin thiết yếu và muối khoáng hiệu quả.
- Gội đầu không thường xuyên cho con làm tích tụ chất nhờn và gia tăng các vi khuẩn.
Triệu chứng: Những mảng vảy đóng trên da đầu.
- Vài vùng da bị đỏ.
- Da bóng nhờn và đóng vảy nứt nẻ.
- Bé quấy khóc hoặc dễ bị kích động.
- Có thể nổi ban gần tai và lông mày.
Điều trị: Mẹ không nên dùng bất kỳ loại hóa chất mạnh nào như các loại dầu gội trị gàu hoặc các biện pháp điều trị mạnh tay áp dụng cho bé, trừ khi nó thật sự cần thiết. Trong hầu hết trường hợp, triệu chứng sẽ giảm với những biện pháp sau đây:
- Rửa da đầu cho con thường xuyên hơn để loại bỏ sự tích tụ các chất nhờn.
- Sử dụng dầu gội dành cho bé hoặc có thể thử dùng dầu gội có chứa Biotin.
- Bôi những loại dầu như vaseline buổi tối trước khi bé ngủ. Vaseline sẽ làm mềm các vảy da đầu lúc ngủ và bạn có thể chải đầu cho chúng bong ra vào sáng hôm sau.
- Nếu các vảy da đầu vẫn không bớt, thử bôi một số loại dầu tự nhiên như dầu olive lên da đầu bé. Chờ khoảng 15-30 phút cho để cho dầu làm mềm các vảy rồi chải cho chúng bong đi bằng loại bàn chải mềm. Cần chú ý rửa sạch da đầu không để còn chất dầu sau đó, bởi vì Pityrosporum Ovale sẽ sống và sinh sôi trên da đầu nhiều dầu.
Bé càng lớn cứt trâu càng ít đi, đến 2-3 tuổi có thể hết hẳn. Trường hợp cứt trâu đóng thành từng tảng dày bết vào chân tóc, khi bóc lên thấy da đầu ở đó hơi đỏ ướt làm bé ngứa ngáy, phải gãi đầu dễ dẫn tới biến chứng nhiễm khuẩn nung mủ (chốc đầu), nổi đinh nhọt ở da đầu... Trường hợp này cần phải dùng thuốc như sau: vài ngày một lần bôi ít dầu parafin lên da đầu (để vài tiếng) cho cứt trâu bở ra, sau đó gội bằng nước chanh loãng.
Làm như vậy 3-5 lần lớp cứt trâu sẽ mỏng dần. Có thể bôi một số thuốc kem, mỡ như acid salicylic 2%, chlorocid 1%, erythromycin 1%, diprosalic, kết hợp gội đầu bằng nước chanh, bồ kết loãng, nước lá chè tươi. Khi gội hết sức nhẹ nhàng, tránh cào vò mạnh có thể làm da đầu bé sây sát sẽ biến chứng thành nung mủ, chốc lở, mụn nhọt...
Nếu đã thành biến chứng chốc đầu, đinh nhọt nhất thiết phải đi khám ở thầy thuốc chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị thích hợp.
2. Khi bé có gàu
Gàu là dấu hiệu không phổ biến nhưng vẫn có thể gặp ở những bé nhũ nhi. Phần lớn trường hợp, gàu sẽ bắt đầu xuất hiện khi các bé bước vào tuổi dậy thì.
Nguyên nhân gây ra gàu ở bé: Các mảng da bao phủ trên bề mặt da đầu thường bị rơi xuống nhưng quá trình này ở bé khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi mẹ nhận thấy có những đám vảy trắng hoặc có màu xám xanh rơi khỏi đầu bé thì đó cũng được coi như một dấu hiệu của gàu.
Gàu không gây bệnh cho bé trừ khi nó có màu sắc bất thường kèm theo dấu hiệu bé bị nổi ban.
Những yếu tố khiến da đầu bé có gàu: Da đầu của bé có khả năng bị tróc ra do tác động của ánh nắng mặt trời. Vì vậy, mẹ nên đội mũ mỗi lần đưa bé ra ngoài; đồng thời, mẹ cũng nên giới hạn thời gian cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là những khoảng thời gian mà ánh nắng gay gắt nhất.
Nguyên nhân khác có thể khiến bé bị gàu là vì mẹ sử dụng quá nhiều dầu gội và không tráng lại kỹ bằng nước sạch, khi mẹ gội đầu cho bé. Những mảng dầu gội còn bám trên da đầu bé sẽ rơi xuống đất và có màu sắc giống như gàu. Do đó, mẹ chỉ nên gội đầu cho bé với một lượng nhỏ dầu gội và nhớ tráng kỹ lại bằng nước ấm sạch, ít nhất 3 lần sau đó.
Nhiều bé sơ sinh có thói quen được cha mẹ đội mũ cả ngày nên có thể khiến da đầu bé bị bí và sinh ra những mảng da khô, có màu trắng như gàu. Bé bị chàm cũng khiến cha mẹ nhầm tưởng là gàu.
Nếu những mảng bám trên da đầu của bé có liên quan đến sự rụng tóc, nổi nốt thì có thể bé mắc chứng mảng tròn – một chứng bệnh có nguyên nhân từ nấm da đầu.
Cách loại bỏ gàu cho bé: Nếu bé bị gàu nhẹ, mẹ có thể dùng lược, chải nhẹ để những lớp gàu trên da đầu bé bay đi, trước khi mẹ xoa dầu gội và gội đầu cho bé sạch với nước ấm.
Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn những loại dầu gội trị gàu dành riêng cho bé, với tần suất 2 lần/tuần.
Khi cần đưa bé đi khám: Nếu dấu hiệu gàu trở nên bất thường với độ tuổi của bé, mẹ nên đưa bé đi bác sĩ kiểm tra; chẳng hạn như khi da đầu bé rỉ ra chất ẩm, mẩn đỏ hoặc ngứa ngáy.
Những dấu hiệu bị bệnh khác có liên quan đến gàu trên da đầu của bé, mẹ cũng nên đưa bé đi khám; ví dụ, với chứng mảng tròn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé một loại thuốc dùng để chống nấm trên da đầu.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Lưu ý nhỏ, xịt mũi cho bé (15:28:00 04/12/2014)
- Chữa ho mùa lạnh cho bé bằng lá hẹ (19:49:00 03/12/2014)
- Dùng húng chanh trị ho cho bé (19:33:00 03/12/2014)
- Trị ho cho bé bằng quả quất (19:23:00 03/12/2014)
- 4 dấu hiệu sức khỏe ở bé sơ sinh (15:53:00 28/11/2014)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |