- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
8 nguyên nhân gây chuyển dạ dài
Quá trình chuyển dạ lâu hay nhanh là tuỳ thuộc vào từng sản phụ, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân gây chuyển dạ dài là các cơn co thắt tử cung yếu.
Nếu sản phụ có những cơn co thắt tử cung yếu và không thường xuyên thì cơn chuyển dạ có xu hướng kéo dài hơn. Trong trường hợp này, một số biện pháp nhằm kích thích sinh tự nhiên có thể được bác sĩ áp dụng cho sản phụ.
7 nguyên nhân khác gây chuyển dạ chậm:
2. Bàng quang đầy
Khi bàng quang đầy thì những cơn chuyển dạ không thể mạnh. Đó là lý do vì sao sản phụ nên đi tiểu thường xuyên trong quá trình chuyển dạ.
3. Sai tư thế
Nếu sản phụ nằm ngửa trong suốt quá trình chuyển dạ thì các cơn co thắt không thể nhanh và mạnh được. Mẹ bầu nên đi lại xung quanh, chuyển sang tư thế ngồi xổm và cố gắng thử áp dụng một vài tư thế giúp sản phụ nhanh chóng chuyển dạ, sinh nở.
4. Em bé ở vị trí cao
Một số trường hợp, đầu của thai chưa lọt xuống tử cung của mẹ thì cơn chuyển dạ đã bắt đầu. Trong trường hợp này, cơn chuyển dạ sẽ chậm và kéo rất dài.
5. Cổ tử cung không mở
Một số sản phụ có cổ tử cung hẹp tới nỗi không mở đủ chỗ để em bé “lọt xuống” và chuẩn bị chui ra ngoài. Trong trường hợp này, cơn đau đẻ có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ và sản phụ có thể phải mổ đẻ để đưa em bé ra ngoài.
6. Ối chưa vỡ
Khi ối vỡ, các cơn co thắt chuyển dạ sẽ tới nhanh và mạnh hơn. Nhưng nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo dài hơn.
7. Thai quay về phía sau
Thỉnh thoảng, bé quay đầu và thay đổi ngôi thai ở những phút cuối cùng. Nếu đầu bé không lọt xuống “đường sinh” hoặc em bé quay về phía sau thì cơn chuyển dạ sẽ khó khăn và chậm hơn.
8. Gây tê ngoài màng cứng
Gây tê ngoài màng cứng là một kỹ thuật đặc biệt được sử dụng trong một số trường hợp. Kỹ thuật này giúp kiểm soát cơn đau đẻ nhưng đồng thời nó cũng làm chậm quá trình chuyển dạ.
Ngọc Huê
- Trị ho, tiêu đờm cho bà bầu bằng diếp cá, xương sông (14:39:00 29/12/2014)
- Chăm sóc thai kỳ trong suốt mùa đông (13:35:00 29/12/2014)
- Các lý do mẹ bầu hay bị đau bụng sau khi ăn (10:19:00 21/12/2014)
- 6 nguyên tắc tắm cho mẹ bầu (14:49:00 20/12/2014)
- Biện pháp tự nhiên chữa cảm lạnh khi mang thai (13:55:00 16/12/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |