- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Dịch sởi đe dọa quay trở lại
Tại các tỉnh của Lào sát biên giới Việt Nam, dịch sởi đang tăng cao cả về số ca bệnh và tử vong. Đây là bệnh dễ lây, trong nước ghi nhận rải rác các ca sốt phát ban nghi sởi.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, mùa đông xuân là thời điểm thuận lợi cho các dịch bệnh lây qua đường hô hấp như cúm, quai bị, rubella, đặc biệt là sởi. Rất khó tiên đoán tình hình dịch bệnh trong năm nay, để phòng chống bệnh thì cần triển khai tất cả các biện pháp.
Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm văcxin sởi- rubella lớn nhất từ trước đến nay. Hiện có 14 triệu trẻ được tiêm văcxin này an toàn - đây là một trong những biện pháp dự phòng cho mùa đông xuân. Bộ Y tế đã có kế hoạch riêng về phòng chống sởi cho mùa đông xuân 2014-2015, để chuẩn bị trước cho chu kỳ dịch.
|
"Chúng tôi rất lo ngại có thể sởi sẽ quay lại. Mầm bệnh vẫn tồn tại trong cộng đồng và xuất hiện lẻ tẻ các ca mắc. Đặc biệt trong dịp đông xuân này, theo báo cáo không chính thức từ Lào, các tỉnh biên giới của hai nước tình hình dịch sởi rất nghiêm trọng, có khu vực số ca mắc và tử vong sởi tăng cao", thứ trưởng Long nhấn mạnh.
Theo thứ trưởng, người dân Lào sang Việt Nam khám chữa bệnh nên việc lây những bệnh qua đường hô hấp sang nước ta là hoàn toàn có thể. Ngoài ra, tại khu vực biên giới của Trung Quốc, sởi xuất hiện từ cách đây 3 năm và hiện nước này vẫn chưa hoàn toàn được khống chế triệt để.
Cũng vì thế, Bộ Y tế yêu cầu toàn bộ các tỉnh miền núi giáp Lào, Trung Quốc tiêm ngay văcxin sởi - rubella đồng bộ cho trẻ 1-14 tuổi để đảm bảo tạo hành lang chắn. Thường chiến dịch yêu cầu tiêm thành 3 đợt cho trẻ 1-5 tuổi, 5-10 tuổi và 10-14 tuổi.
"Hy vọng với chiến dịch tiêm sởi trước đó và hiện nay là tiêm sởi - rubella sẽ tạo được miễn dịch cộng đồng tốt, chấm dứt dịch sởi", thứ trưởng Long nói.
Năm 2014, dịch sởi bùng phát mạnh mẽ trong các tháng đầu năm, ước tính có gần 37.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó gần 6.000 được xác định mắc với 147 ca tử vong. Đặc biệt nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi, chưa đến tuổi tiêm văcxin, cũng mắc bệnh.
Sởi là bệnh lành tính, tùy từng bệnh nhân mà diễn biến nặng hay nhẹ. Trường hợp biến chứng viêm phổi nhẹ thì chỉ điều trị 3-5 ngày; trẻ bị viêm phổi nặng suy hô hấp thì có thể nằm viện 2 tuần.
Nếu trẻ có biểu hiện sốt; phát ban dạng sởi, bắt đầu từ mặt sau đó lan dần xuống dưới chân, tay; kèm theo viêm kết mạc mắt; viêm long đường hô hấp thì cha mẹ nên nghĩ đến bệnh sởi. Khi đó, trẻ nên được cách ly ở nhà; chăm sóc, dinh dưỡng thật tốt; hạ sốt, nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Nếu bé sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, có viêm phổi, suy hô hấp... nên đưa đến bệnh viện để tránh biến chứng. Cần thiết dùng kháng sinh thì tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh không thể trị bệnh mà được chỉ định khi có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn.
Tiêm phòng là cách hiệu quả vừa phòng bệnh cho trẻ vừa tạo miễn dịch bền vững, để khi thế hệ này trưởng thành, đến tuổi sinh đẻ có đủ miễn dịch truyền cho con.
Theo VnExpress
- Xử trí 5 bệnh bé thường gặp khi giao mùa (15:37:00 15/01/2015)
- Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm phổi (08:15:00 09/01/2015)
- 5 kiến thức sai lầm về giấc ngủ của bé sơ sinh (09:05:00 08/01/2015)
- Cách quấn tã giúp bé sơ sinh ấm áp và ngủ ngon (08:54:00 06/01/2015)
- Kinh nghiệm đưa bé sơ sinh đi chơi xa (14:30:00 01/01/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |