- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Thiếu kẽm và selen có liên quan đến chất lượng tinh trùng kém và giảm khả năng ...
-
Dấu hiệu rụng trứng thể hiện ở chất nhầy âm đạo, đau bụng, cảm thấy quyến rũ ...
-
Người mẹ nên cố gắng ăn thực phẩm có chứa vitamin C, như một ly nước hoa quả ...
-
Cả bạn và chồng bạn phải thực sự ổn định tâm lý trước khi có con.
-
Tư thế Doggy (người chồng 'đi vào' từ phía sau) giúp việc đậu thai dễ ...
-
Vỡ tử cung là một tai biến khi chuyển dạ, thai có thể bị đẩy vào ...
-
Băng huyết, sa dây nhau, dây rốn quấn cổ bé... là những rắc rối thường gặp khi ...
Những bất lợi khi thụ thai vào mùa đông
Tiết trời quá lạnh cộng với những dịch bệnh những ngày cuối đông đầu xuân có thể khiến thai nhi bị các khuyết tật bẩm sinh.
Các nghiên cứu mới đây cho hay phụ nữ không nên thụ thai vào mùa đông bởi những tháng đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng với sự hình thành, phát triển các cơ quan chính của thai nhi như tim, não, gan, thận và nhiều cơ quan quan trọng khác… Với tiết trời lạnh giá cộng với những dịch bệnh cuối đông, đầu xuân dễ lây lan có thể gây cản trở cho sự hình thành, phát triển của thai nhi, khiến bé mang những khuyết tật không mong muốn.
Theo một nghiên cứu khác của các chuyên gia Canada, ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển của thai nhi. Theo đó, trong mùa đông, lượng sulfur dioxide trong không khí cao hơn hẳn các mùa khác, đặc biệt ở các thành phố công nghiệp nên bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn hẳn các mùa khác. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh vào khi thụ thai mùa đông là 7,9% và vào mùa hè từ 5-5,8%.
Khi thai kỳ vẫn đang còn ở những tháng đầu sẽ tiếp tục đối mặt với tiết trời cuối đông, đầu xuân – là thời điểm độ ẩm không khí cao, nhiệt độ tăng dần rất dễ để các loại virus, vi khuẩn sinh sản, tăng trưởng mạnh và đương nhiên các dịch bệnh cũng bùng phát mạnh mẽ hơn. Mẹ mới mang thai nếu mắc phải các dịch bệnh gây sốt cao sẽ vô cùng nguy hiểm với thai nhi.
Ngoài ra, tiết trời dễ thay đổi những ngày cuối đông, đầu xuân sẽ khiến mẹ hay bị cảm lạnh. Cảm lạnh thông thường thì không quá đáng lo ngại nhưng nếu cảm lạnh có nguyên nhân từ virut cúm, rubella… thì nguy cơ thai nhi bị “quái thai” là rất cao.
Một điều đáng sợ nữa khi mẹ bầu bị cúm là có thể gây tổn hại đến sự phát triển não bộ thai nhi, làm tăng nguy cơ bé bị tâm thần phân liệt trong tương lai. Nghiên cứu đã lấy mẫu của 64 gia đình và phát hiện ra rằng nếu phụ nữ mang thai những tháng đầu bị cúm thì bé sinh ra bị rối loạn tâm thần cao gấp 7 lần các bé được sinh ra từ những người mẹ bình thường.
Thời điểm tốt cho thụ thai
Các chuyên gia khoa sản cũng tiết lộ thời điểm lý tưởng nhất để thụ thai đó là cuối xuân, đầu hè. Khi mẹ bầu mang thai trong những tháng mùa hè sẽ tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời và do đó sẽ nhận được nhiều vitamin D – một chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Một phụ nữ bình thường cũng như khi mang thai cần được bổ sung đủ 600 IU vitamin D mỗi ngày. Lượng dưỡng chất này có thể hấp thụ qua thực phẩm, bổ sung vitamin cũng như việc tắm nắng và các chuyên gia cũng không quá lo ngại việc bà bầu thiếu hụt vitamin D.
Ngoài ra, việc mang thai vào mùa hè cũng rất thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ do không chịu sự gò bó của quá nhiều quần áo mẹ mặc như trong mùa đông.
Theo Khám Phá
- Thực phẩm cần tránh trước mang thai (13:43:00 07/11/2014)
- Những lý do gây chậm thụ thai (15:19:00 01/11/2014)
- Thực phẩm giúp rụng trứng đều (14:20:00 24/09/2014)
- Em bé đầu tiên được sinh ra từ tinh trùng dị dạng (13:54:00 18/09/2014)
- Các dị dạng buồng trứng, vòi trứng gây khó thụ thai (14:57:00 10/09/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Bởi: sim3mien.com.vn (09-04-2016 11:37:06 PM)