- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Sản phẩm gia dụng BlueStone hỗ trợ người phụ nữ “tròn vai” nội trợ hoàn hảo.
-
Chén, đĩa, hũ sứ bị nứt mẻ sẽ khiến hóa chất bám lại lâu hơn.
-
Người uống sữa, viêm khớp, tiết niệu, huyết áp cao không nên ăn rau muống...
-
Dầu ăn tốt, cao cấp có màu vàng sẫm trong suốt, óng ả...
-
Ngâm những miếng táo đã cắt trong giấm táo rồi cho vào hộp sẽ giữ táo được tươi ...
-
Quần áo của bé sau khi phơi nắng nên được là khô để tiêu diệt vi khuẩn còn sót ...
-
Đừng cố ăn hết mọi thứ một khi bạn đã cảm thấy no.
-
Bạn có thể dùng phấn rôm phủ lên vết bẩn trên caravat.
-
Dùng muối, than đá, dấm táo, phấn rôm... có thể làm bay mùi hôi giày.
Những hiểm họa "chết người" từ rau muống
Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu.
Nhưng trong rau muống cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của bạn và gia đình. Một loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Ký sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường.
Rau muống kỵ với sữa
Những sản phẩm như sữa bò, sữa chua, fromage đều giàu hàm lượng calci (canxi), còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ calci (canxi), do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.
Người không nên ăn
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống. Hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng.
Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng calci (canxi) cao. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người bị các bệnh này thì cũng nên hạn chế.
Cách sử dụng an toàn
Để đảm bảo sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
Theo Khỏe & Đẹp
- Cách chọn hạt dưa không bị nhuộm màu hóa chất (14:01:00 13/02/2015)
- Sai lầm khi ăn của đa số người Việt khiến mỳ ăn liền càng độc hại (08:19:00 04/02/2015)
- Mẹo chọn giò, chả không chứa hàn the (09:13:00 28/01/2015)
- Mẹo dọn dẹp nhà cửa theo phong cách Nhật (14:47:00 12/01/2015)
- Bí quyết muối cà giảm độc tố (15:52:00 07/01/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |