Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Những sai lầm khi rửa bát

10:22:17 11/03/2015

Rửa bát là công việc phải làm hàng ngày và liên quan trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta, rửa bát không đúng cách sẽ gây nguy hại cho sức khỏe vô cùng.

Theo các nhà khoa học trên trang The Health, cơ chế chung của nước tẩy rửa là dùng một số hóa chất có tác dụng tách cáu bẩn ra khỏi đồ dùng, từ đó làm sạch dầu mỡ bám trên bề mặt bát đĩa, tẩy sạch vết bẩn trên vải vóc...

Riêng nước rửa bát là thứ dễ gây độc hại cho con người nếu không biết cách sử dụng. Sau khi rửa không tráng lại thật sạch thì khả năng các hợp chất hóa học độc hại còn bám trên bát đĩa sẽ đi vào cơ thể người khi sử dụng, gây ra những tác hại lớn đến sức khỏe.

Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, có 8 sai lầm phổ biến của người dân khi sử dụng nước rửa bát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể và làm ô nhiễm môi trường như sau:

1. Đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa

Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa bát đậm đặc lên bát đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn. Đúng là như vậy, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt bát đĩa nhiều. Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.

Vì thế lời khuyên cho mọi người khi dùng nước rửa bát, hãy dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho sủi bong bóng lên rồi mới sử dụng. Hoặc có thể cho nước rửa bát vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt rồi mới dùng để cọ rửa.

2. Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa

Một số bà nội trợ bận rộn thường viện lý do "không có thời gian" nên khi rửa bát thường chỉ tráng qua loa sao cho nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được. Tuy nhiên bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt bát đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua.

Do đó, để làm sạch các chất này chẳng còn cách nào khác là bạn phài tráng cho thật kỹ, từ 2 đến 3 lần trong chậu nước sạch sau khi rửa.

3. Ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch nước rửa bát quá lâu

Đừng thấy bát đĩa quá dơ mà bạn nghĩ rằng phải ngâm chúng trong nước tẩy pha loãng qua một đêm mới sạch hết được. Thực chất thời gian ngâm dụng cụ đựng thức ăn trong dung dịch tẩy rửa càng lâu thì nguy cơ các hóa chất đó ngấm vào bát đĩa càng cao. Thậm chí đối với các loại đũa, muỗng làm bằng chất liệu dễ thấm như tre hoặc gỗ khi đã ngấm hóa chất thì không thể tẩy rửa sạch được.

4. Dùng nước tẩy để rửa các dụng cụ bị sứt mẻ

Chén, đĩa, hũ sứ bị nứt, khi dùng nước tẩy để rửa sạch, khả năng hóa chất còn bám lại trên bề mặt bị sứt mẻ rất cao. Dù tráng lại bằng nước cũng khó sạch triệt để.

5. Lấy quá nhiều nước rửa bát cho một lần sử dụng

Đôi khi thấy bát dĩa quá dơ, bà nội trợ sợ rửa không sạch nên dùng một lượng lớn nước rửa bát để pha vào nước với nồng độ đậm đặc. Theo các nhà nghiên cứu, đúng là lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, "tác dụng phụ" của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất, những chất còn sót lại sẽ thôi ra thức ăn khi dụng cụ đó được tái sử dụng.

6. Dùng xà phòng / bột giặt để rửa bát

Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa bát, thậm chí còn có một số hóa chất gây ung thư. Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể...

7. Mua nước rửa bát trôi nổi không rõ nguồn gốc

Nhìn chung tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại nhưng nếu so ra thì các sản phẩm tẩy rửa trôi nổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc cho con người hơn. Lý do là các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng nên có thể chứa chất độc hại không được phép sử dụng.

Hơn nữa do được pha chế tùy tiện nên trong quá trình "cộng gộp" các chất với nhau có thể dẫn đến nhiều phản ứng hóa học phát sinh các độc tố khác. Nhiều người nghĩ rằng tác hại của hóa chất chỉ khiến da tay khô ráp hơn.

Song một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy, các chất độc hại trong dung dịch tẩy rửa có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào cơ thế qua đường tiêu hóa, hô hấp. Hệ quả là làm da mỏng đi, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến ung thư da và một số bệnh nguy hiểm khác.

Do đó các nhà khoa học khuyến cáo, tốt nhất nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên hoặc tẩy rửa ở nhiệt độ cao, vừa tăng hiệu quả làm sạch vừa an toàn cho sức khỏe con người.

Một số mẹo nhỏ giúp rửa bát sạch và an toàn cho sức khỏe

- Hộp đựng thức ăn bằng nhựa, xoong, nồi... bị dính dầu mỡ, chỉ cần bạn ngâm qua nước nóng có pha ít muối và rửa sạch lại bằng nước rửa bát. Không chỉ làm sạch vết dầu mỡ, rửa các hộp nhựa bằng nước nóng còn giúp làm mất mùi thức ăn bám vào đó.

- Với những loại bát, bát bằng nhựa luôn có một lớp dầu mỡ mà bạn sẽ không thể rửa sạch bằng nước lạnh. Cách tốt nhất là ngâm qua nước nóng, rửa sạch bằng nước rửa bát và tráng lại bằng nước nóng. Cách này không chỉ làm sạch bát, bát mà còn giúp bát, bát nhanh khô, không bị ẩm.

- Các vật dụng bằng tre, gỗ như đũa, thìa, thớt... khi bị dính dầu mỡ vừa khó rửa, vừa dễ bị ẩm, mốc. Hãy ngâm các vật dụng này bằng nước nóng vừa giúp khử trùng vừa đỡ mất thời gian chà rửa. Khi các vật dụng này bị mốc, bạn hãy nấu nước nóng, cho chúng vào ngâm, làm như vậy khoảng hai, ba lần các vết mốc sẽ không còn.

- Các loại ly, tách bằng thủy tinh sau một thời gian sử dụng thường có những vết ố vàng rất khó tẩy rửa. Ngâm ly, tách vào hỗn hợp nước nóng có pha giấm hoặc chanh, rửa sạch bằng nước rửa bát, các vết ố sẽ không còn, ly, tách lại trở nên sáng bóng.

- Bếp gas, bếp điện bị dính dầu, mỡ... hãy ngắt gas hoặc rút phích cắm điện trước khi lau chùi. Hòa lẫn một lượng dung dịch ammoniac và nước nóng tương đương nhau và ngâm tất cả những bộ phận trên bề mặt bếp vào hỗn hợp này trong vòng 2 giờ. Chọn loại dung dịch tẩy rửa có chất lượng tốt, xịt chúng lên bề mặt của bếp và những khu vực xung quanh rồi để yên trong vòng vài phút. Nếu sử dụng bếp điện, cần tránh xịt dung dịch tẩy rửa lên những bộ phận có liên quan đến điện.

- Sau khoảng 10 phút, dùng miếng bọt biển nhúng vào xô nước nóng pha xà phòng và lau toàn bộ bếp. Lặp lại qui trình này bằng cách rửa sạch miếng bọt biển cẩn thận. Quá trình lau chùi sẽ lấy đi hết lượng dung dịch tẩy rửa sót lại và cả những vết thức ăn thừa còn bám trên bề mặt của bếp và khu vực xung quanh. Sau khi đã chùi sạch bếp lò, dùng khăn lau lại để bếp khô hoàn toàn.

Theo Khỏe Đẹp

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo