- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Đoán ý bé qua biểu cảm trên mặt
Khoảng 2 tháng tuổi con của bạn đã bắt đầu có những biểu cảm trên gương mặt. Thông qua những biểu cảm ấy, bé thể hiện thái độ, mong muốn, sự vui vẻ hay giận giữ…
1. Quay mặt đi chỗ khác
Từ khoảng 2 tháng tuổi, bé yêu của bạn đã bắt đầu có phản ứng với những điều bé không thích bằng cách quay mặt đi chỗ khác. Bé dùng cách quay mặt đi, hay chơi với ngón tay, ngón chân của mình, thậm chí là bắt đầu khóc để ngắt kết nối với cuộc trò chuyện hay những hành động vui đùa của người lớn.
Khi bé quay mặt đi, nhiều cha mẹ thường cố gắng di chuyển theo ánh mắt và lôi kéo sự chú ý của con. Tuy nhiên, điều này là không nên và bạn cần tôn trọng cảm xúc của con mình. Khi bé đã cảm thấy khó chịu với cuộc trò chuyện hay vui đùa, hãy để bé được yên lặng và chờ đến khi con muốn tiếp tục.
2. Dụi mắt hoặc tai
Từ khoảng 6 tháng, con của bạn có thể dụi mắt hoặc tai. Đó biểu cảm cho thấy bé đang cảm thấy khó chịu hoặc ngứa và bạn cần kiểm tra lại chỗ nằm, quần áo cho con để biết chắc chắn điều đang xảy ra với bé. Bạn nên làm gì Hãy thường xuyên kiểm tra nơi nằm của bé để chắc chắn mọi thứ thật hoàn hảo. Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng để giúp con thư giãn hơn.
Mẹ cũng cần lưu ý, nếu bé thường xuyên dụi tay vào tai và nhiệt độ của tai tăng cao bất thường thì cần nhanh chóng đưa con đi khám. Bé dụi mắt khi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
3. Mỉm cười
Những nụ cười thực sự đầu tiên thường xuất hiện từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8. Nụ cười đầu tiên thường xuất phát từ sự thỏa mãn của bé. Chẳng hạn khi bạn chườm một chiếc khăn ấm giúp bé thư giãn khi tắm. Những tuần sau đó, nụ cười của con sẽ tự chủ hơn và thường xuất hiện khi bé nhận ra người thân của mình.
Hãy khuyến khích bé cười nhiều hơn bằng việc cười đáp lại và trò chuyện thêm cùng bé. Bé mỉm cười khi thỏa mãn hoặc vui vẻ.
4. Bắt chước biểu cảm của người lớn
Từ ba tháng đến sáu tháng, con của bạn sẽ bắt đầu bắt chước những biểu cảm vui, buồn, nhăn nhó, giận giữ… của người lớn. Từ tháng thứ 9, bé đã nhận diện được người thân và có biểu hiện bám mẹ và khóc.
Hạn chế giận giữ và nhăn nhó trước mặt bé bởi nó có thể ảnh hưởng đến con của bạn. Khi bé bám mẹ và quấy khóc hãy vỗ về nhẹ nhàng và trò chuyện để bé cảm thấy bình tĩnh và yên tâm hơn.
5. Khóc
Khóc là biểu hiện rõ rãng nhất cho biết bé đang mệt mỏi, khó chịu, có thể con của bạn đang đói hoặc bị đau ở đâu đó. Nếu bé khóc khi vừa thức dậy, nghĩa là con đang đói. Nhưng nếu tiếng khóc lớn và nhiều hơn thì rất có thể con đang mệt mỏi, bị đau hoặc sốt.
Khi con khóc, bạn cần kiểm tra để biết rõ tình trạng của bé. Nếu con đói, bạn cần tìm cách đáp ứng nhanh nhất cho con. Trong trường hợp bé vẫn khóc mãi không dứt thì cần xem lại nhiệt độ và cơ thể con để đưa tới bệnh viện nếu cần thiết.
Theo Làm Sao (parenting)
- Tăng 30% bệnh nhi vì thời tiết nồm, ẩm (16:39:00 11/03/2015)
- 6 lỗi tai hại khi cho con uống thuốc (10:50:00 09/03/2015)
- 4 bước giúp bố học cách thay bỉm cho bé (08:48:00 06/03/2015)
- Những trường hợp không nên tắm cho bé (14:16:00 02/03/2015)
- 6 mẹo giúp bé chuyển từ ngủ ở cũi sang giường (14:39:00 25/02/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |