- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Những thay đổi ở vòng 1 khi mang thai
Ngoài sự tăng lên về kích thước, còn rất nhiều những thay đổi mà mẹ bầu cần biết để có cách chăm sóc cho hợp lý.
Cảm giác đau đớn
Không phải tất cả mẹ bầu đều gặp triệu chứng này nhưng nó khá phổ biến trong thai kỳ. Nhạy cảm và đau ở ngực là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Triệu chứng này thường dễ thấy hơn trong ba tháng đầu. Sự thay đổi về mức độ estrogen và progesterone cũng khiến núi đôi trở nên mềm mại, nhạy cảm hơn. Thậm chí, mẹ còn có thể trải qua cảm giác đau đớn khi vô tình chạm vào vật gì hoặc trong cuộc “yêu”. Một thông tin đáng mừng là chỉ sau giai đoạn đầu, “núi đôi” sẽ dần ổn định lại.
Tăng kích thước
Đây là tình trạng phổ biến để phù hợp với chức năng sản xuất sữa và chuẩn bị cho con bú. Tuy nhiên mẹ cần nhớ rằng ngực to cũng đồng nghĩa với việc sẽ gây đau đớn và rất nhạy cảm.
Cùng với sự gia tăng rất nhanh về kích thước, mẹ cũng đồng thời phải đối mặt với triệu chứng rạn da và ngứa ngáy. Lúc này, mẹ nên chọn những chiếc áo ngực dành riêng cho bà bầu và nên được làm bằng chất vải mềm mại.
Tĩnh mạch xuất hiện
Trong thời gian mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên khoảng 50% để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của cơ thể cũng như em bé. Điều này sẽ làm cho các tĩnh mạch dễ nổi hơn và có thể dễ dàng nhìn thấy đặc biệt ở vùng ngực và bụng. Triệu chứng này hầu hết sẽ biến mất sau khi mẹ sinh nở.
Thay đổi ở 'nhũ hoa'
Trong khi toàn bộ bộ ngực sẽ tăng lên về kích cỡ thì nhũ hoa cũng đối mặt với một số triệu chứng tương tự, dễ nhận thấy nhất là sự thay đổi về màu sắc sẽ tối màu hơn bình thường.
Trên thực tế, trong những tuần cuối thai kỳ, nhũ hoa và quầng vú cũng tăng trưởng đáng kể về quy mô để chuẩn bị cho bé bú. Thời gian này, bã nhờn cũng xuất hiện nhiều hơn để bảo vệ cho ngực thoát khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng vi khuẩn.
Rò rỉ sữa non
Ngực của mẹ sẽ chuẩn bị cho hành trình nuôi con từ tuần thứ 16 thai kỳ. Vì vậy mà không hề lại nếu trong thời gian mang thai, bạn nhận thấy núi đôi tiết sữa non. Loại sữa này thường có màu vàng và là thức ăn đầu tiên cho trẻ sau khi chào đời.
Mẹ cũng cần biết rằng việc rò rỉ sữa non không hề ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con tu ti sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, nếu lượng sữa là quá nhiều, mẹ nên đi khám và tham khảo ý kiến chuyên gia.
Hình thành các cục u
Hiện tượng xuất hiện các cục u ở quanh ngực trong suốt thời gian mang thai cũng rất phổ biến. Nguyên nhân được cho là do sự hình thành u nang từ các mô xơ và galactoses hay u nang phát triển do một ống sữa bị tắc. Những cục u này thường lành tính tuy nhiên mẹ vẫn nên đi kiểm tra bác sĩ để dược an toàn nhất, loại trừ khả năng mắc các bệnh khác.
Hướng dẫn mẹ chăm sóc ngực đúng cách khi mang thai:
Dưới đây là cách chăm sóc bộ ngực để được bảo vệ tốt nhất khi mang thai:
- Lựa chọn áo ngực vừa vặn, giúp hỗ trợ ngực và nâng đỡ nhẹ nhàng, tránh gây đau ngực. Tốt nhất nên chọn loại dành riêng cho mẹ bầu.
- Mẹ nên tránh những loại áo được làm từ chất liệu là sợi tổng hợp, satin, đồ lót có thiết kế gây ma sát. Nên chọn loại được làm từ cotton sẽ được thoải mái nhất.
- Trong khi ngủ, vẫn nên mặc áo ngực bằng bông để tránh bị đau nhức.
- Tránh để ngực va chạm khiến mẹ đau đớn.
- Massage nhẹ nhàng hàng ngày giúp ngực dễ chịu hơn.
- Thường xuyên vệ sinh bằng nước ấm để tránh bị tắc tia sữa sau sinh.
Theo Khám Phá (The Health)
- 10 tác nhân đe dọa trí thông minh thai nhi (08:44:00 14/03/2015)
- Những thay đổi sau sinh của mẹ (09:17:00 13/03/2015)
- Thông điệp thai nhi gửi đến mẹ từ những cú 'đạp' (16:21:00 11/03/2015)
- 8 việc mẹ cần làm ngay khi biết có thai (09:22:00 07/03/2015)
- Những sản phụ có nguy cơ vỡ tử cung (08:31:00 06/03/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |