- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Đừng làm hại cu tí vì mẹ vội kéo khóa quần
Mặc quần áo cho con để chuẩn bị đi khai giảng, do vội vàng nên chị đã sơ ý làm kẹt khóa quần vào "chim" của con. Cậu bé khóc lặng người…
Bị một lần, sợ mặc quần có khóa
Đó là sự cố xảy ra với con trai chị N.T. Y ở Hà Nội. Mới đây trong ngày con chuẩn bị đi khai giảng, chị mặc quần áo cho con nhưng do vội vàng nên đã sơ ý làm kẹt khóa quần vào "chim" con. Cậu bé khóc lặng người, chị Y lúng túng gỡ mãi không ra vì nó dính chặt vào da.
Sợ kéo mạnh có thể khiến toàn bộ da quy đầu của cháu bị lóc ra theo dây kéo quần, chị dùng kéo cắt cái khóa kéo tách ra ngoài quần rồi vội vàng đưa con đi cấp cứu.
Cũng may phần da “chim” chỉ bị kẹt một tí nên bé chỉ bị xước nhẹ song vì có sưng nên từ hôm đó cháu vẫn rất sợ mỗi khi mặc quần có khóa.
Cả gia đình chuẩn bị đi chơi, chị Ngân (Hưng Yên) vội gọi con vào để mặc quần áo nhưng Bi vẫn không nghe lời cứ chạy lăng xăng khắp nhà. Chồng chị ở bên ngoài cứ giục hai mẹ con, vội vàng nên khi mặc quần cáo cho con, chị đã sơ ý lúc kéo làm kẹt khóa quần vào “chim“ con. Thấy con giãy nảy ôm “chim” khóc thét. Vạch lên, chị phát hiện chim bé bị kẹp phải vừa da vừa vải trong răng dây kéo quần.
Loay hoay không biết làm cách nào để gỡ ra, thấy con khóc nhiều chị sốt ruột nên nhắm mắt kéo mạnh và nhanh tay khiến da quy đầu của con bị rách và chảy nhiều máu. Bác sĩ phải phẫu thuật cắt phần da bị rách, cầm máu dây thắng, cắt và khâu lại phần da quy đầu bị tróc.
Trước đó, một cậu bé 10 tuổi ở Trung Quốc được bố đưa đến trạm cứu hỏa trong tình trạng ngất xỉu vì sự cố kẹt khóa quần. Theo người cha, khi đi vệ sinh xong, do khéo khóa quần quá nhanh, cậu bé đã bị kẹt bộ phận sinh dục và cảm thấy vô cùng đau đớn.
Trẻ dưới 6 tuổi nên hạn chế mặc quần có khóa
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, sự cố kẹt khóa quần vào “chim” của con xảy ra chủ yếu do cha mẹ mặc hộ quần áo cho con vội vàng hoặc cũng do chính trẻ bất cẩn. Khi bị kẹt, “cu tí” của bé thường bị tổn thương, xước và đau rát. Tuy không nghiêm trọng, nhưng nếu không biết cách xử trí và chăm sóc có thể khiến vết thương nặng hơn, gây nhiễm trùng.
Thậm chí nhiều trẻ một lần gặp sự cố này mà rất dễ sợ không dám mặc quần có khóa nữa do bé bị chấn thương tâm lý từ tai nạn.
Trong trường hợp bé bị kẹt khóa quần vào "chim" con, cha mẹ cần phải bình tĩnh, tuyệt đối không kéo khóa lên hay xuống vì có thể làm tổn thương da, dây hãm nặng thêm. Một mặt cha mẹ dỗ bé cho đỡ sợ, mặt khác dùng kéo cắt hết phần vải chứa dây kéo ra, cho một ít dầu ăn vào dây kéo và nhẹ nhàng dùng hai tay tách hai sợi dây kéo. Độ trơn của dầu sẽ làm dây kéo bung ra dễ dàng. Hoặc chà sáp nến vào phần bị kẹt, sáp sẽ giúp các răng khóa mở ra.
Tốt nhất sau khi cắt phần vải chứa dây khóa ra, cứ để nguyên như vậy đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất. Bác sĩ sẽ gây tê để giảm đau, dùng đồ chuyên dụng cắt hai phần khóa, giải phóng cho "cu tí".
Việc xử trí thô bạo có khi lại làm rách, chảy máu dây thắng hay mất da quy đầu. Trường hợp da mất nhiều phải thực hiện tạo hình.
Để tránh rủi ro cho trẻ, các chuyên gia nhi khuyên, trẻ dưới 6 tuổi không nên cho trẻ mặc quần có khóa khi chúng chưa tự biết cách kéo dây mà thay vào đó nên cho mặc quần có lưng thun. Trẻ lớn hơn nên cho mặc quần lót trước khi mặc quần có khóa.
“Đừng làm hại cu tí vì mẹ vội kéo khóa quần. Cha mẹ cần lưu ý chính là không nên làm hộ con những điều con có thể tự làm được như trẻ học lớp 1 là đã có thể mặc được quần áo. Việc kéo đại dây kéo là lý do hay gặp nhất gây kẹt da dương vật. Tốt nhất nên để tự mặc, chỉ chú ý là dạy trẻ bình tĩnh khi kéo khóa quần, phải để một tay giữ mép khóa tránh nguy cơ kẹt vào "chim", BS Dũng nói.
Thực tế, khóa quần là nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương “của quý” của đàn ông. Theo một nghiên cứu của Đại học California, San Francisco (Mỹ), các nhà khoa học đã sử dụng số liệu từ phòng cấp cứu của 100 bệnh viện tham gia hệ thống y tế điện tử quốc gia giám sát tai nạn thương tích. Họ thấy rằng từ 2002 - 2010, 100 bệnh viện đã điều trị cho 2.695 trường hợp chấn thương dương vật, trong đó 523 trường hợp liên quan tới khóa quần.
P.Thuận
Báo Gia đình & Xã hội
- Những bất thường của bé dưới 3 tuổi (12:53:00 30/07/2015)
- Dấu hiệu bé bị viêm VA (15:40:00 03/07/2015)
- Phòng tránh và điều trị rôm sảy (14:50:00 25/05/2015)
- TPHCM: Sốt xuất huyết, tay chân miệng đang vào mùa (15:22:00 07/05/2015)
- Qui tắc dùng điều hoà để bé sơ sinh không bị ốm (08:46:00 06/05/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |