- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Ọc sữa chức năng ở trẻ sơ sinh
Ọc sữa là một động tác khiến chất chứa trong dạ dày trào ngược theo đường thực quản lên miệng rồi trào ra ngoài. Hiện tượng này xảy ra khi cơ vòng tâm vị giữa thực quản và dạ dày mở ra. Khi đó áp lực dương từ dạ dày làm cho thức ăn bị đẩy lên cao và có thể ọc ra ngoài miệng tương tự như nôn ói. Tuy nhiên nôn ói thường mạnh hơn và khó chịu hơn nhiều. Ọc sữa là một triệu chứng bình thường và phổ biến ở trẻ nhỏ.
Trẻ thường bị ọc sữa nhưng không có bệnh, nên còn gọi là ọc sữa chức năng ở trẻ sơ sinh. Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh, giống như chứng chuột rút ở người chạy đua hay hiện tượng run khi bị lạnh. Các chuyên gia Nhi khoa quốc tế định nghĩa Ọc sữa chức năng ở trẻ sơ sinh gồm:
- Ọc các thức ăn trong dạ dày ít nhất 3 tuần,
- Ít nhất 2 lần trong ngày
- Xảy ra trong năm đầu đời.
Ngoài ra Ọc sữa chức năng ở trẻ sơ sinh không được có những triệu chứng nôn ọe, xuất huyết, bỏ ăn, hoặc có vấn đề hít thở vì những triệu chứng này có thể khiến nghĩ đến một bệnh lý hơn là một tình trạng chức năng. Phân nửa các trẻ đều có những triệu chứng ọc sữa chức năng.
Hầu như các bác sĩ Nhi khoa đều có trẻ bị ọc sữa đến khám, các thầy thuốc cũng như các hang thuốc hãng sữa đều muốn tham gia giúp trẻ ọc sữa. Tuy nhiên các cuộc can thiệp vào chứng ọc sữa chức năng trẻ sơ sinh đều thường không hiệu quả cho lắm. Trẻ tự cải thiện dần và sẽ tự khỏi sau năm đầu đời.
Có cần đổi sữa cho con hay không?
Thường thì không cần thiết phải đổi sữa. Ý tưởng đổi sữa chủ yếu là vì bác sĩ nghi ngờ dị ứng đạm sữa. Dị ứng đạm sữa chiếm khoảng 3-5% trẻ bú sữa bình. Trẻ ọc sữa khỏe mạnh không giống như khi bị dị ứng đạm sữa.
Nguyên nhân nào gây ọc sữa ở trẻ?
Có nhiều nguyên nhân gây ọc sữa. Thường nhất là do lượng sữa trẻ bú. Trẻ cần tăng gấp 3 lần trọng lượng lúc sinh trong năm đầu đời. Thử tưởng tượng bạn cần lượng thức ăn bao nhiêu để có thể tăng gấp ba lần trọng lượng cơ thể trong một năm, và sẽ đáng kinh ngạc khi phân nửa trẻ sơ sinh khỏe mạnh biết cách tiêu thụ chúng ổn thỏa.
Những người lớn không để ý rằng họ có một lúc nào đó trào ngược. Lượng dịch trào ngược ở họ khoảng 30g, tuy nhiên không bao giờ trào ra miệng vì thực quản người lớn có thể chứa đến khoảng 45gam. Ngược lại thực quản của nhũ nhi chỉ có khả năng chứa ít hơn 1/10 lượng trên nên chỉ cần một muỗng cà phê dịch trào ngược là có thể ọc ra khỏi miệng bé.
Trào ngược xảy ra mỗi khi áp lực trong dạ dày vượt quá áp lực của cơ vòng tâm vị. Tâm vị là một cơ có nhiệm vụ ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Gia tăng áp lực trong dạ dày có thể do các hoạt động bình thường của cơ thể như hắt hơi, ho, rặn.
Điều trị:
- Thay đổi môi trường cho trẻ bú. Với một số trẻ nhạy cảm với môi trường xung quanh, nên chọn nơi yên tĩnh, thoải mái, thư giãn, ánh sáng dịu nhẹ, âm thanh êm ả, không bị quấy rầy để cho trẻ bú. Nếu trẻ không chịu nút núm vú, người mẹ cần phải giữ bình tĩnh và kiên trì vì trẻ có thể cảm nhận được và “lây” sự lo âu của mẹ.
- Bế trẻ đứng sau khi bú và vỗ nhẹ lưng để giúp trẻ ợ hơi.
- Không cho trẻ bú quá no – Khi bú quá no, trẻ sẽ thấy khó chịu và nhận biết rằng ọc sữa ra sẽ làm cho bụng dễ chịu hơn ngay tức thì.
- Trấn an các bậc cha mẹ − Ọc sữa trẻ em là triệu chứng chức năng thường gặp, không nguy hại và sẽ qua khỏi. Thầy thuốc cần lắng nghe, đồng cảm với bậc cha mẹ và trấn an họ.
- Sữa được làm sệt – Nhiều nghiên cứu cho thấy cho trẻ ăn sữa được làm sệt giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn, ít quấy khóc hơn và ít ọc sữa hơn. Đây là một biện pháp được các chuyên gia Nhi khoa đánh giá là cổ điển nhưng lại rất hiệu quả để chống ọc sữa ở nhũ nhi. Sữa trước khi cho bú được làm sệt bằng một chất có tác dụng trương nở và làm sữa trở nên sệt hơn trước. Sữa được làm sệt khi cho trẻ bú sẽ giúp trẻ khó ọc ra ngoài. Chất làm sệt phải là những chất “trơ” tức không được có tác dụng với các thành phần dinh dưỡng của sữa cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Dựa theo những khuyến cáo này của các thầy thuốc Nhi, viện bào chế dược phẩm danh tiếng SOPHARTEX (Pháp) đã từ lâu sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm GELOPECTOSE® - Giảm ọc sữa ở trẻ còn bú dễ dàng và hiệu quả.
GELOPECTOSE® có thành phần pectin, cellulose vi tinh thể và silice dạng keo không tác dụng với các chất dinh dưỡng của sữa nên không ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng này của trẻ. Tác dụng làm sệt sữa của GELOPECTOSE® giúp bé giảm ọc sữa mà vẫn tăng trưởng và phát triển bình thường.
GELOPECTOSE® không chỉ làm sệt sữa lúc pha mà vẫn duy trì bền vững tác dụng làm sệt này sau khi được uống vào bụng giúp trẻ không còn ọc sữa, giúp các mẹ an tâm hơn khi cho trẻ bú. Do đó GELOPECTOSE® được các bà mẹ tin dùng hơn 60 năm nay trên khắp thế giới.
Công ty Cổ phần Dược phẩm MINH KỲ được hân hạnh là nhà phân phối độc quyền sản phẩm GELOPECTOSE® trên toàn quốc tại Việt Nam.
GELOPECTOSE® luôn bên Mẹ giúp ngăn ngừa ọc sữa hiệu quả cho bé.
Hiện nay chúng tôi đang thực hiện chương trình khuyến mãi sản phẩm GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho trẻ.
Mọi chi tiết xin truy cập website:
www.gelopectose.com hoặc www.minhkygroup.com
hoặc liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM MINH KỲ
Địa chỉ: Số 1-3 lô C cư xá Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 6264 3279 Fax: (08) 6264 3299
Hotline: 0916 18 32 78
Email: info@minhkygroup.com
Nguyễn Trâm
- Quan niệm sai lầm khi không cho trẻ đánh răng sớm (10:44:00 10/12/2015)
- Giải pháp giảm trớ (ọc) sữa ở bé (16:11:00 08/11/2015)
- Lưu ý giúp bé tránh rủi ro khi đi tiêm phòng (14:56:00 29/09/2015)
- Những đồ cần thết khi ra ngoài cùng con nhỏ (15:16:00 21/09/2015)
- Những điều khiến bé quấy khóc, khó ngủ ban đêm (15:08:00 16/09/2015)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |