- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn ngon mà không cần phải đặt chân vào ...
-
Đường phố và những mái nhà phủ một màu trắng xóa của tuyết.
Tranh cãi quanh pho tượng công chúa Mỵ Châu cụt đầu
Người dân Cổ Loa (Hà Nội) vẫn thờ pho tượng cụt đầu trong am Mỵ Châu. Pho tượng được xem là hiện thân của Mỵ Châu công chúa và là minh chứng sắt đá cho lòng trung nghĩa.
Tuy nhiên, gần đây xuất hiện 3 ý kiến trái chiều:
- Pho tượng có phải hiện thân của công chúa Mỵ Châu.
- Pho tượng là liền khối tự nhiên hay ghép từ 3 mảnh.
- Có nên trưng bày pho tượng nữa hay không, vì pho tượng đá cụt đầu vô hình chung đã xem An Dương Vương là người cha tàn nhẫn và tạo ấn tượng không đẹp về hình ảnh đất nước chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế.
Pho tượng cụt đầu là một khối đá nguyên vẹn, có hình dáng của một người cụt đầu ngồi theo thế xếp bằng, hai tay đặt song song và bàn tay đặt lên đầu gối. |
Theo truyền thuyết xưa, nguyên thủy của pho tượng cụt đầu là một khối đá nguyên vẹn, có hình dáng của một người cụt đầu ngồi theo thế xếp bằng, hai tay song song, đặt lên đầu gối. Nhưng sau này các cụ cao niên trong làng Cổ Loa, đã phát hiện ra pho tượng đá gồm ba khối đá ghép lại, trong lòng có chỗ bị rỗng.
Theo cụ Chu Trinh, 82 tuổi (nguyên là cán bộ văn hóa xã Cổ Loa, người từng viết nhiều cuốn sách ghi lại các truyền thuyết được truyền tụng trong làng Cổ Loa và cũng đã phát hiện tượng gồm ba khối ghép lại):
"Pho tượng đá cụt đầu là tượng đá nguyên khối hay do ba khối đá ghép lại hiện vẫn chưa có một văn bản cổ nào chứng minh điều đó. Lúc ông cha tôi còn sống có kể lại, vào thời Bắc thuộc, Mã Viện đã cho quân lính bổ pho tượng ra để moi ngọc trong lòng pho tượng nên tượng mới bị chẻ ra làm ba mảnh".
Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng lúc sinh thời cũng đã từng tìm hiểu về sự kỳ lạ của pho tượng Mỵ Châu và cho rằng: "Đây là một khối đá thiên tạo, thuộc dòng đá cuội, hệ đá granit thường chỉ có ở vùng núi cao. Việc xuất hiện một tượng đá như thế ở vùng đồng bằng như Cổ Loa là một hiện tượng hiếm thấy!".
Ông Trần Quang Dũng - Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa cho rằng: “Nếu chúng ta đi tìm một sự thật lịch sử nào đó mà không có những cứ liệu khoa học thì có thể sẽ làm tổn thương đến tâm thức tín ngưỡng của người dân. Với vai trò của một người quản lý khu di tích, tôi thấy người dân Cổ Loa, người dân Bắc bộ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đã có những tình cảm, ấn tượng rất tốt đẹp đối với việc thờ cúng ở đây. Do đó chúng ta không nên mất công đi tìm một sự thật nào đó ở phía sau huyền thoại. Còn về phía Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa lâu nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về trường hợp đặc biệt này”.
Chuyện pho tượng đá cụt đầu có phải là hiện thân của nàng Mỵ Châu công chúa hay không vẫn đang còn là vấn đề bỏ ngỏ. Tuy nhiên, sự kỳ lạ khiến nhiều người tin rằng đó chính là hiện thân của công chúa Mỵ Châu có lẽ bởi dù đó là một pho tượng đá không hề có dấu vết đục đẽo, tạo tác gì của con người nhưng lại rất giống hình hài của một người bị cụt đầu. |
Nên trưng bày hay 'cất đi'
Nhà nghiên cứu văn hóa Hà Văn Thùy nói : "Để thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, không nên để pho tượng người cụt đầu trong đền thờ Mỵ Châu công chúa".
Ông nói tiếp: “Thứ nhất, theo Ðại Việt sử ký toàn thư, truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy chỉ ghi: “Khi nghe thần nói giặc ở sau lưng, nhà vua quay lại thì hiểu ra tất cả, ngài rút gươm chém chết con gái. Máu nàng Mỵ Châu hoà vào biển...” nghĩa là không hề có nhân chứng vật chứng nào xác quyết nhà vua đã chém đứt đầu con mình. Hơn nữa, trái tim nhân từ của một người cha, một đức vua ngoài 70 tuổi như An Dương Vương khó có thể làm một việc tàn nhẫn là chém đứt đầu con mình dù đó là một người có tội. Việc để pho tượng cụt đầu trong am thờ chẳng khác nào nghĩ oan cho vua cha
Thứ hai, có thể xem tượng đá cụt đầu là một ước vọng tâm linh của người dân trong việc đề cao lòng trung nghĩa của công chúa Mỵ Châu nhưng chúng ta đều biết: từ bao đời nay cha ông ta vẫn tự hào nước mình là một nước văn hiến, nhân bản do đó việc chọn một hình ảnh bi thảm nhất trong một câu chuyện để tôn thờ liệu có trái với đạo lý ngàn năm của cha ông!
Chuyện tình đẫm lệ và huyền thoại về những viên ngọc trai nuôi từ máu... Chuyện kể rằng, sau khi mắc mưu cha con Triệu Đà, thành Cổ Loa thất thủ, vua An Dương Vương cưỡi ngựa cùng công chúa Mỵ Châu chạy về phía Nam, đến đèo Mộ Dạ (thuộc đất Diễn Châu, Nghệ An bây giờ) thì ngựa cùng sức kiệt, vua ngoảnh mặt ra biển và khấn thần Kim Quy lên để thần cứu mình. Thần Kim Quy hiện lên và chỉ: “Giặc đang ngồi sau lưng nhà vua đó”... Vua An Dương Vương nhìn lại, thấy công chúa Mỵ Châu đang miệt mài bứt lông ngỗng từ chiếc áo để đánh dấu cho Trọng Thủy tìm theo. Nghĩ con mình phản bội, vua cha rút gươm, chém đầu Mỵ Châu. Quả nhiên vì Mỵ Châu là người vô tình bị mắc mưu kế của Trọng Thủy nên khi chết, máu của nàng chảy xuống biển. Các loài trai, sò ăn vào biến thành ngọc. Còn thân mình nàng biến thành một tượng đá cụt đầu trôi ngược biển Đông, về đến dòng sông, đất Cổ Loa thì dừng lại ở đó. Kỳ lạ thay từ ngày có tượng đá, nhiều chuyện lạ đã xảy ra. Sáng dậy, Bà Trưng đi hỏi bô lão Loa Thành, nơi đây có thờ người con gái nào không? Bô lão Cổ Loa nói, có thờ công chúa Mỵ Châu – con gái vua An Dương Vương. Hai Bà Trưng mổ trâu cúng lễ rồi xuất quân đến sào huyệt của Tô Định ở Luy Lâu đánh tan bè lũ cướp nước hại dân”. Dấu ấn thời gian của truyền thuyết này hiện vẫn còn được lưu dấu qua đôi câu đối cổ trong am thờ công chúa Mỵ Châu: Phiên âm Dịch nghĩa
Trước khi chết, Mỵ Châu quỳ xuống chân vua cha và nguyện rằng: “Oan cho con lắm. Nếu con là kẻ bất trung có lòng hại cha, khi chết, thân xác con sẽ biến thành tro bụi. Bằng không hóa thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”.
Nhiều trẻ chăn trâu ra chơi đùa, nghịch ngợm trên tượng đá liền bị ốm, trâu bò “làm bậy” quanh tượng đá liền lăn đùng ra chết. Nhiều người thấy tượng đá lạ, đẹp, muốn khiêng về thì không thể nào lay chuyển được. Thấy sự lạ, các bô lão làng Cổ Loa liền cử một đám thanh niên lực lưỡng, tắm gội sạch sẽ, khiêng võng đào ra, làm lễ xin được rước tượng đá về thờ thì khiêng được.
Khi khiêng về đến đền “Ngự triều Di quy” bỗng nhiên tượng uột xuống, không thể khiêng đi được nữa. Dân làng thấy vậy liền lập am thờ, ngày đêm hương khói và cho rằng tượng đá là hóa thân của công chúa Mỵ Châu trôi về hầu cha như lời nguyện trước khi nàng chết.
Giấc mộng Hai Bà Trưng
Trong sách Thiên tình sử Mỵ Châu – Trọng Thủy (của tác giả Chu Trinh, NXB Thanh Hóa – 2005) còn có đoạn: “Năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng đi đánh Tô Định ở thành Luy Lâu – Hà Bắc có giấu quân một đêm ở thành Cổ Loa. Trong đêm đó Bà Trưng mộng thấy có một người con gái hiện về trong giấc mơ, kể lể oan tình và xin được âm phù Hai Bà cùng các tướng lĩnh, tiêu diệt Tô Định và quan quân nhà Hán để trả mối thù cướp nước hại nàng.
Thiên cổ thụ giai khí uất thông, duyên đới tình căn hoàn tẩm miếu
Nhất phiến thạch bình sanh trung tín, tiềm linh hạo sảng bạn vương cung.
Cây nghìn năm khí lành phảng phất, rễ tình dây duyên quấn quanh miếu điện
Đá một phiến giữa đời thành thật, thiêng ngầm sáng rõ quyến luyến cung vua.
(Nguyên tác Hán văn: Lê Dư, dịch Việt văn: Phạm Hoàng Quân).
Theo GĐ&XH
- Tổ chức sinh nhật cho bé (11:11:00 25/11/2008)
- Địa điểm ăn chay tại TPHCM (15:53:00 14/08/2008)
- Đến Phú Quốc tránh nóng (11:42:00 30/05/2008)
- Nhà hàng Cát Tường (TPHCM) (14:03:00 28/05/2008)
- Thưởng thức gà Mạnh Hoạch (HN) (14:53:00 27/05/2008)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |