- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Theo lời kể của những người bạn thân, tình yêu của Thu Thảo và Trung Tín nhẹ ...
-
Tuấn Hưng xưng 'bố', gọi 'chúng mày' với ban tổ chức Bài Hát ...
-
Mới đây trên trang cá nhân của mình, Maya vừa đăng tải hình ảnh ăn mừng sinh ...
-
Thanh Vân tự chế ra chiếc 'tủ lạnh' để bảo quản sữa khi đi xa.
-
Cô thuê một căn nhà ở quận 11, sau đó sửa sang và cho thuê lại, hai mẹ con chỉ ...
-
Lá thư từ Mỹ bày tỏ sự bức xúc với vợ cũ và thể hiện tình cảm với mẹ.
-
Nam ca sĩ trải lòng về sóng gió hôn nhân thời gian qua và tự nhận mình vô tâm...
-
Lê Phương và diễn viên Quốc Trường thường xuyên ở bên nhau...
-
Linh Nga ở cùng cha mẹ và nói về chuyện riêng: 'Chúng tôi cư xử văn minh, ...
Lê Minh Sơn "đá xoáy" ông hoàng thích khoe nhẫn kim cương
Lê Minh Sơn viết nhạc, sáng tác bài hát, nghêu ngao, bông đùa câu gì đó trên sân khấu, ấy là chuyện đương nhiên. Nhưng một Lê Minh Sơn với những triết lý nhân sinh về Tết học, điều đó không phải ai cũng biết.
Sòng phẳng trong tình cảm là chẳng hiểu gì về tình cảm
- Luôn tự nhận mình là người nhà quê, vậy văn hóa của một người nhà quê liệu có cảm thấy lạc lõng nơi thành thị?
- Cái nhà quê của tôi cũng chỉ cách Hà Nội 30 cây số thôi. Văn hoá là cái không dễ gì học được, nó phải chắt lọc từ cuộc sống. Tôi chưa bao giờ cảm thấy lạc lõng hay tự ti với nếp văn hóa nhà quê của mình.
- Còn văn hóa trong âm nhạc của chúng ta hiện nay, nó như thế nào?
- Âm nhạc Việt Nam hiện nay cũng giống như bóng đá và giao thông Việt Nam vậy. Những thứ rẻ tiền lại bắt được đắt tiền. Tôi nghĩ chính điều này mới đẻ ra những ông hoàng, bà hoàng nào đó. Họ khoe áo hàng hiệu để làm gì, nhẫn kim cương, hay nhà này, phố kia làm gì? Nếu thích khoe, xin hãy sang Hollywood. Nhưng đừng dại mà đi đánh đu với người Mỹ. Vì sao ở Mỹ người ta có riêng một khu biệt lập Los Angeles dành cho nhà giàu? Vì người ta đã có một đẳng cấp khác mình, văn hoá khác mình. Và nói thật nhé, ở đó người ta chẳng ai đi khoe nhẫn hay quần áo gì đâu, vì biết khoe với ai.
Còn ở Việt Nam, trước lúc anh muốn trưng ra những thứ lấp lánh trên người, hãy nhìn những bệnh viện còn ẩm thấp, thiếu thốn, lạc hậu, hãy nhìn những đứa trẻ mũi xanh thò lò trên rẻo cao, chưa bao giờ biết đủ no và đủ ấm trong những ngày mùa đông. Bởi vậy, tôi ghê sợ những thứ hàng hiệu ấy. Nhìn lại mà xem, thường thì những kẻ thích hàng hiệu, thích khoe khoang đều có sự tương thích về xuất thân của họ. Mang tiếng là ông hoàng đấy, cachet cao vời vợi đấy nhưng một nốt nhạc bẻ đôi chắc gì đã biết.
- Một người được mệnh danh là quái kiệt khi biết phát hiện ra những tài năng như anh, vì sao lại có cái nhìn bi quan như thế? Phải chăng, dòng sông nào rồi cũng phải trôi đi?
- Tùng Dương, Ngọc Khuê hay Hà Linh, Khánh Linh hay Thanh Lam, Hoàng Quyên đều là một sự may mắn của tôi. Họ có tài thực sự nhưng để thành công trên con đường ca hát, nếu chỉ dựa vào thực tài thôi chưa đủ. Điều quan trọng nhất với người trẻ là phải biết bắt tay thực hiện ngay khát vọng nghệ thuật. Làm được điều đó, ở Việt Nam, tôi chỉ mới biết đến Tùng Dương. Bỏ qua những cái ngoài âm nhạc như ngoại hình hay sự quái đản thì Tùng Dương là một cá tính đặc biệt. Cậu ấy đã đi là đi và luôn tin vào những thứ nhạy cảm, vào sự mách bảo của con tim.
- Anh từng nhấn mạnh sự sòng phẳng trong vật chất, còn trong tình cảm thì sao?
- Tình cảm thì không ai nói trước được. Nhưng kẻ điên nào mà có thể sòng phẳng trong tình cảm được nhỉ? Như thế nghĩa là chẳng hiểu gì về tình cảm.
- Nghĩa là chúng ta phải nợ nần nhau, dan díu với nhau thì mới đúng nghĩa của yêu đương?
- Cái nợ nần, dan díu ấy nằm ở sự tâm linh. Đấy chính là sự tôn trọng nhau. Mà muốn có điều đó thì buộc mình phải sống đẹp. Không phải ai cũng làm được đâu, đặc biệt là ở giữa cuộc sống khủng khiếp như bây giờ, chộp giật về tiền bạc, chộp giật về cảm xúc, chộp giật về mối quan hệ. Người ta chen chúc, xô đẩy nhau, cứ nhìn giao thông của chúng ta thì biết. Trong một đoạn đường bé tí, ai cũng muốn nhô lên, chẳng ai muốn lùi lại. Nó cũng như nền kinh tế Việt Nam. Nó như cái ô tô phóng mãi, văn hóa là cái chân phanh. Chúng ta muốn kìm hãm sự lạm phát nhưng lại bị cuốn theo sự mải miết vận động của cái bánh xe, không làm cách nào mà dừng được. Chưa nói đến việc coi chừng, cái phanh đang có vấn đề thực sự. Tôi nói vậy vì cái cốt lõi nhất trong cuộc sống là văn hóa thì chúng ta lại đang thiếu trầm trọng. Sống hay yêu, ăn hay ngủ, chúng ta đều phải có văn hóa.
Có mấy ai được xem là văn minh?
- Cái trầm trọng trong văn hóa của người Việt như anh nói, cụ thể là như thế nào?
- Cách đây không lâu, tôi ngồi trên máy bay, đọc một tờ báo vì lúc đó không có việc gì làm. Có cái gì trước mặt thì giở ra xem thôi. Và một bài báo vô duyên chưa từng thấy bày ra trước mặt mình. Một ông tiến sĩ nào đó phán rằng: Người Việt mình nên bỏ tết Ta để dùng tết Tây cho thuận với xu hướng của thế giới. Vậy xin hỏi ngài tiến sĩ ấy rằng, ông có bao giờ mang những thứ ông thắp hương trên bàn thờ để mang đi bán không? Người Việt mình, từ ông bà, bố mẹ đến mình, đến con cháu mình sau này có bao giờ khấn vái trước bàn thờ tổ tiên bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp không? Ông trả lời cho tôi được những câu hỏi đó thì hãy nói đến chuyện bỏ tết Ta để theo tết Tây.
- Dù sao đó cũng là một quan điểm trong xu hướng thích sính ngoại của người Việt?
- Với tôi, tiến sĩ học thuật mà tư duy như thế là có vấn đề. Không hiểu tiến sĩ họ học cao, hiểu rộng đến đâu. Tôi tốt nghiệp bằng xuất sắc cử nhân âm nhạc năm 1998. Và cho đến bây giờ, sau gần 15 năm, mình học đi học lại mãi cái bằng đó mà vẫn chưa thấy xong, vẫn còn thấy có qúa nhiều điều phải học. Hay mình là kẻ trì độn, ngu dốt quá ư? Nhưng tôi nghĩ đó là văn hóa. Văn hóa là thứ không học được. Nên nhớ rằng, 98% người Việt Nam là nông dân. Anh đừng lấy số ít để làm thước đo. Nếu thích tết Tây thì anh cứ đi mà ăn, nhưng đừng đưa nó thành một quan điểm to tát, kệch cỡm như thế.
- Anh thật là kỳ lạ, sự vô cảm của anh đối với văn hóa phương Tây phải chăng vì anh quá bảo thủ và quê mùa?
- Tôi nghĩ chính vì mình được đi, sống và học tập ở Tây rất nhiều nên mình mới có sự nhìn nhận như thế. Tôi không chê bai văn hóa phương Tây. Nó hay như thế làm sao chê được. Nhưng nó hay khi được đặt đúng chỗ, đúng vùng miền. Sang một nơi khác sẽ trở nên lai căng ngay. Đã là văn hóa thì luôn đẹp, luôn đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
Kể cả văn hóa ăn mắm của người Việt nói riêng và châu Á nói chung. Bạn để ý mà xem, tất cả mọi cư dân sống bằng nghề lúa nước đều ăn mắm rất nhiều. Đó là văn hóa. Đừng thấy người phương Tây bịt mũi nói hôi mà chúng ta phủ nhận. Đó là văn hóa của riêng ta và ta có quyền kiêu hãnh và có trách nhiệm bảo vệ.
- Nhưng người Việt mình lại đang sính ngoại thái quá?
- Bạn có thể là người tiếp xúc với thế giới văn minh rất tốt. Bạn dùng máy điện thoại xịn hơn tôi, đi xe ô tô đắt tiền hơn tôi nhưng bạn cầm cái điện thoại và nói bô bô, gây một cảm giác khó chịu với người bên cạnh. Bạn bước lên ô tô và xả rác ra đường thì bạn chỉ là người tiếp xúc với thế giới văn minh. Vì nền tảng văn hóa của bạn quá thấp. Và mãi mãi bạn chẳng bao giờ trở thành người văn minh được. Tôi dị ứng với câu nói văn minh, rằng một giọng hát văn minh phải thế này thế kia, không có đâu. Một giọng hát văn minh trước tiên phải là của một người có văn hóa. Bạn thử đếm xem, trong hàng nghìn người của showbiz Việt có mấy ai được xem là văn minh? Ca sĩ hát thì nhiều nhưng nghệ sĩ hát thì có bao nhiêu? Tôi không hiểu nền giáo dục Việt Nam mình đang dạy cái gì. Một đứa trẻ lớp một, lớp hai, lớp ba, lớp bốn cần một nền tảng khủng khiếp. Nhưng cầm cái bát để ăn không biết phải cầm như thế nào. Cái cách giao tiếp quan trọng nhất là phải nhìn vào mắt người đối diện mà không được phép nhìn chỗ khác cũng chẳng ai dạy chúng. Một cậu bé đạp xe đẹp đi bên cạnh một cô bạn gái, cậu bé đó cũng không biết đường mà đi ra ngoài, ai dạy? Mở miệng ra là nói văn minh nhưng làm gì có văn minh? Để văn minh trước hết mình phải có một nền tảng văn hóa rất tốt, còn nếu không anh chỉ là người tiếp xúc với thế giới văn minh thôi.
Chơi guitar để có cuộc sống đầy kiêu hãnh
- Guitar có nguồn gốc rất hoang dã, khởi đầu từ dây cung của người thợ săn và sau này phát triển cực thịnh ở vùng đất nổi tiếng về sự khoáng đạt là Tây Ban Nha. Sống với guitar hơn 20 năm, anh nghĩ gì về sự phóng khoáng cần có của người đàn ông trong cuộc đời?
- Phải nói thật là lúc đầu tôi học violin, nhưng được ba tháng, bất ngờ thấy đàn guitar to hơn nên thích. Không ngờ đó chính là định mệnh của mình. Đàn guitar như mang tới cho người một sự nam tính, đĩnh đạc, hồn nhiên. Càng ngày, tôi càng hiểu con người phải có sự phong trần đến mức nào mới có được sự hồn nhiên mà phóng khoáng như thế.
Tôi rất thích con sói trong tác phẩm của Jack London bởi nó là kẻ đi xâm chiếm, là kẻ cô độc mà những con bầy đàn không bao giờ có phẩm chất hay bằng. Tôi nghĩ những con sói chân tập tễnh, chột mắt mới co cảm giác tận cùng của sự hoan lạc khi săn được miếng mồi và một mình tận hưởng, không cần ánh trăng mà cũng chẳng cần sói cái. Đỉnh điểm cảm xúc của một con sói lạc bầy, tách đàn chấp nhận mình đầy chiến tích cũng như một thằng đàn ông bơ sữa, nhung lụa từ bé không đủ hấp dẫn phụ nữ.
Tôi thích biểu tượng của Casanova và người đàn ông Tây Ban Nha. Khi ở bên phụ nữ, họ luôn lắng nghe, cảm nhận và biết được giọt nước mắt của phụ nữ là “nước mắt cá sấu” hay nước mắt “chị Hằng”. Điều đó rất lãng mạn. Nói điều này bây giờ có người bảo là hâm đấy, nhưng tôi thấy tôi thật đáng thương cho những kẻ không biết tận dụng sự lãng mạn trong cuộc đời.
- Bố anh có bao giờ tự hào về con trai không khi anh là người nối dài được niềm đam mê của ông và còn thành công rực rỡ hơn?
- Không, chẳng bao giờ. Nhưng tôi hạnh phúc vì được sinh ra và lớn lên trong một gia đình luôn đầy ắp tiếng cười, mùa đông luôn quây quần bên bếp lửa hồng. Ngày bé, năm chị em tôi lớn lên trong những những cái Tết mà cứ vào đêm 30 bố lại mang lý lịch của ông ra đọc, để rồi sau này cả năm đứa đều thuộc rằng kị cụ, cha ông mình từng làm gì. Mỗi lần đọc xong, bố chỉ nói một câu: “Các con chỉ có sự học thôi”. Bố nói xong thì tôi, cậu con trai duy nhất, được châm một bánh pháo rất dài để xua tan u ám của ngày tháng cũ. Những điều đó đã ăn sâu vào tôi từ khi tôi biết nhớ đến giờ.
Thành công hôm nay của tôi có chút ít trời cho và phần còn lại là người cho. Mà phần “người cho” ấy tôi được bồi đắp bằng văn hóa sống của dòng tộc mình. Sáng nay, tôi vừa tâm sự với bố: “Cái con ơn nhất bố là bố đã cho con nghề chơi guitar để có một cuộc sống đầy kiêu hãnh”.
Cái mũi tẹt ghê gớm và sự giật mình
- Thả trôi mình với những vũ điệu Flamenco hoang dại, phiêu linh trong những bản Jazz tự do mà lãng mạn rồi quay về viết những ca khúc mà anh gọi là Pop Việt. Anh đã mất bao nhiêu thời gian để tìm con đường đó cho mình?
- Chuyến đi du học ở Pháp năm 2002 đã làm tôi tỉnh ngộ ra nhiều thứ. Ở đó, biểu diễn tác phẩm của nghệ sĩ tài danh khác, tôi chỉ nhận được những chàng vỗ tay lẹt đẹt. Nhưng khi biểu diễn tác phẩm của mình, một bản hòa tấu ba chương viết cho guitar và sáo quiz, tôi lại được cả rạp đứng lên vỗ tay. Tôi nhận ra, vùng nào cũng đều mang dấu ấn riêng của nó mà con người phải đủ kiêu hãnh mới không chạy theo cái gọi là… bệnh ngoài da như hiện nay.
- Chỉ đơn giản là một chuyến đi, một buổi biểu diễn thôi sao?
- Chuyến đi là định mệnh. Còn cuộc đời làm nghề của tôi đến hôm nay có hai người mà tôi ơn nhất: Một người là thầy đầu tiên dạy guitar cho tôi, nghệ sĩ Hải Thoại. Người thứ hai chính là ông thầy người Pháp, người đã dí vào mũi của tôi và bảo rằng: “Một cái mũi tẹt mà ghê gớm thế này sao”. Hai người đó, một người đã truyền nghề cho tôi còn người kia chỉ cho tôi biết mình phải làm gì.
Khi tôi sang Pháp học, lần đầu được tiếp xúc với công nghệ, với các tư duy mới, thầy đã dẫn tôi đến thư viện và cho nghe 7 đĩa CD của 7 nghệ sĩ trên 7 quốc gia khác nhau. Sau đó về lớp, ông chơi cho tôi nghe vài bản của mình và bảo: “Em hãy làm cái gì bắt đầu từ ngôn ngữ của mình”. Buổi học đầu tiên đó tôi không bao giờ quên được.
Tôi luôn có một sự tử kỷ rằng thế hệ của mình chịu thiệt thòi đó là đói: đói ăn, đói mặc, đói các phương tiện hỗ trợ cuộc sống… Nhưng đó cũng lại là cái may chứ, vì không có tất cả những thứ như internet, bọn tôi chỉ có thể cắm đầu vào một cách giải trí duy nhất, nếu có, đó là sách. Và để ngay từ bé, tôi đã biết được nhân vật đĩ chuột của Nam Cao như thế nào, biết thằng cha như Xuân Tóc Đỏ thế nào mà có thể đứng lên hô hào: “Hỡi công chúng của ta ơi”. Khi đã biết những điều đó qua sách vở, tự nhiên mình không mất thời gian để mất cảm xúc vì những thứ không đáng xung quanh. Và càng lớn lên, mình càng biết sống với những thứ trong mình chứ không bận tâm vì những thứ ngoài mình nhiều nữa.
Những cuộc gặp gỡ sau này đến như tia chớp roẹt ngang qua đầu, một lần nữa kích thích sự cực đoan của tôi lên tận cùng, đó là tính vùng miền trong âm nhạc.
Tôi rất ngạc nhiên bởi có những người rất ấu trĩ khi muốn có một tiếng nói chung với thế giới. Trời ơi! Với riêng tôi đó là một sự ngu xuẩn. Trong âm nhạc, trong thơ ca… đừng bao giờ nghĩ sẽ có một cái chung vì những thứ tồn tại được chính bởi nó là sự riêng biệt.
Có trưởng thành không, chỉ người đàn bà ở cạnh mình biết
- Anh có cảm thấy sự trưởng thành của mình từ khi sáng tác ca khúc đầu tiên cho đến khi viết những tác phẩm không lời sau này?
- Đó hoàn toàn là dòng chảy, không hề có cái gọi là sự trưởng thành. Có ai chắc 50 tuổi người ta viết hay hơn 20? Chắc giờ mình đã hay hơn ngày xưa? Tự tổng kết mình là điều tôi không bao giờ làm. Thực ra, sự trưởng thành chỉ dành cho đời sống mà tôi nghĩ chỉ một người duy nhất biết thôi, đó là người đàn bà bên mình. Con trai tôi năm nay 8 tuổi. Nhiều người cho rằng con phải học trưởng quốc tế mới tốt, với tôi thì con nên học trường làng, một lớp hơn 50 đứa trẻ và cháu phải chiến đấu để tồn tại, phải biết giành giật mọi thứ. Và khi thấm đẫm hết những thứ ấy, cháu sẽ ra nước ngoài. Tôi không sợ con bước chậm, chỉ sợ con bước hụt và luôn lo rằng cháu không ngấm được những giá trị sống. Cuộc sống dạy tôi một điều, nếu không đủ nền tảng văn hóa nhất định, anh sẽ biến thành kệch cỡm khi bước ra ngoài.
Tôi nghĩ thế hệ này không được quyền phán xét thế hệ sau, cái đúng với mình có thể là cái dở với con nhưng tôi tin cái còn mãi giữa con người với nhau, cái cần duy trì đó là sự nhân văn. Một đứa trẻ hay là đứa trẻ phải biết vui, biết buồn và sống với chính ý thích và mong muốn của nó. Và tôi dạy con điều đó. Đó là lý do tôi hướng con học nhạc. Năm tới, cháu sẽ là sinh viên năm nhất khoa sơ cấp piano.
Piano là do tôi khuyên con học. Làm gì có đứa trẻ nào thích suốt ngày cặm cụi bài vở, tập tành đâu. Ngày xưa khi bố bắt tập đàn, tôi đã vặn đồng hồ chậm lại 5 phút, đến nỗi ngày nọ bố phải thức dậy lúc 5h sáng để đi Hà Nội, song giờ thực mới chỉ 2h sáng. Tôi vẫn nhớ lúc đó bố bảo với mẹ: “Em ơi hôm nay nhật thực hay nguyệt thực mà 5h trời vẫn tối đen thế này!”. Và con tôi bây giờ cũng vặn đồng hồ như thế, tôi không trách mà chỉ nói: “Con làm gì thì làm, đừng làm sai giờ bố mẹ đi làm nhé!” (cười sảng khoái).
- Người đàn bà duy nhất bên mình? Tôi tưởng anh đâu chỉ có một người đàn bà mà kiểm chứng được điều đó?
- Ồ đương nhiên là một người chứ, tôi luôn một vợ mà. Nhiều người thêu dệt rất kinh khủng rằng tôi có đến năm vợ. Tôi chẳng vui, chẳng buồn mà chỉ buồn cười thôi (cười).
- Kể cả thời bùng nổ mối duyên âm nhạc giữa anh và Thanh Lam, người phụ nữ bên anh vẫn ở đó?
- Tôi nghĩ mình sẽ còn nhiều cuộc bùng nổ khác nữa nhưng đó chỉ là trong âm nhạc thôi. Với tôi, gia đình như một khung thành, mình là thủ môn. Tôi sẽ đấm tất cả những quả bóng đe dọa khung thành đó, đồng nghĩa sẽ không cho quả bóng nào bay vào lưới nhà cả. Tôi có quan điểm rằng, tất cả mọi lỗi lầm đều do đàn ông hết và tôi không bao giờ oán trách phụ nữ cả. Và tại sao lại phải thay đổi khi mình thực sự là một người đàn ông hay (cười sảng khoái)?
Khi làm nhạc, phải có cảm xúc mới làm với nhau hay được. Đối với tôi, cảm xúc còn trên cả mức độ giới tính. Vậy nên khi phát hiện ra những giọng ca trẻ, cảm được sự gần gũi với âm nhạc trong mình, tôi thường chủ động chăm sóc các em, nhưng chăm sóc sự nghiệp, nâng niu tiếng hát thôi. Với tôi, không bao giờ có gì nhem nhuốc xảy ra.
Còn với Thanh Lam, chúng tôi chẳng có gì ngoài âm nhạc. Đã đến lúc ai cũng có khoảng riêng tư và mình phải thấy thương người bạn của mình trong cuộc sống, nhất là phụ nữ. Đặc biệt với Thanh Lam, tôi chỉ nói một câu: “Cô ấy là người đàn bà xứng đáng được tôn trọng và yêu thương. Đó là một tài năng”.
Tự hào vì vượt thoát khỏi tình thương nhiều tính nữ
- Trong âm nhạc, anh đề cao tính riêng và dường như hình dáng bên ngoài của Lê Minh Sơn cũng khác người. Chẳng hạn tôi rất ấn tượng với mái tóc dài của anh?
- Cái này lại không liên quan. Tôi bị ám ảnh với vở nhạc kịch Samson và Delilah. Khi Samson cắt đi mái tóc, anh ấy chẳng còn chút sự sống nào. Đời người nhiều khi như mệnh ấy. Trước show Lam xưa, tóc tôi cũng dài, sau đó tôi cạo trọc và ốm liên miên, ốm què quặt cả về tâm hồn lẫn thể xác nên sau đó phải nuôi tóc trở lại (cười khà khà).
Mà đừng nhìn bề ngoài để đánh giá về sự nam tính hay không nhé, chắc gì những thứ người ta cho rằng nam tính đã thực sự nam tính. Tôi nghĩ người đàn ông nam tính nhất là người nhiều nước mắt nhất mà biết cất nó đi. Chắc gì phụ nữ đã khóc nhiều bằng tôi, đã tổn thương bằng tôi bởi đơn giản khi viết ra một bài hát để cả triệu người rơi nước mắt thì trước họ tôi đã rơi nước mắt hàng triệu lần rồi. Tôi tin như thế và bạn hãy tin tôi đi.
- Con trai để tóc dài thế, mẹ anh có phản đối không?
- Không, mẹ tôi thích lắm. Mẹ bảo mái tóc của con dày và đen hơn cả tóc mẹ. Mẹ tôi là người có tình yêu mù quáng với tôi. Tôi không bao giờ sai trong mắt của bà. Và có điều kỳ lạ là tôi chưa từng làm gì để bà buồn. Bà luôn nghĩ vậy.
Thế mới kinh! Tôi nghĩ thế mới là yêu, yêu là phải mù quáng. Mà tôi không sai nhưng bố tôi lại luôn sai trong mắt bà (cười).
- Tôi tò mò, là con trai duy nhất trong một gia đình nhiều phụ nữ, anh có phải đấu tranh để khẳng định bản ngã đàn ông của mình không?
- Đúng là gia đình tôi mấy đời độc đinh: kị mình cụ, cụ mình ông, ông mình bố, bố mình tôi. Cái đó như định mệnh của dòng họ vậy. Thật kinh khủng!
Mẹ sinh ra năm chị em tôi, chỉ mình tôi duy nhất con trai. Tôi được năm người phụ nữ chăm sóc từ tấm bé. Mẹ phát hiện tôi thích uống rượu từ năm lên 12 tuổi nên đã ngâm hàng trăm lít cho tôi. Nếu tính số rượu tôi đã uống từ đó đến giờ do mẹ làm có lẽ hàng nghìn lít rồi. Mẹ biết với tửu lượng của con trai, nếu cứ uống linh tinh có khi chết sớm nên bà tự đi mua vò, hũ rượu cho tôi. Chị gái tôi còn xây hẳn lò nấu rượu trên trang trại.
Tôi biết mình được năm người phụ nữ yêu vô điều kiện nhưng từ bé đã muốn vượt thoát ra khỏi tình yêu đó vì tôi luôn nghĩ, người đàn ông nếu cứ chìm đắm trong tình yêu thương quá nhiều nữ tính kia sẽ yếu mềm, mất đi sự nam tính. Mà trước cuộc đời bao sóng gió, đặc biệt với một người làm nghệ thuật, cái sợ nhất là bị ru ngủ trong tình yêu của những người xung quanh. Gia đình có đủ điều kiện cho người con trai duy nhất là tôi phát triển. Nhưng từ rất trẻ, tôi đã phản kháng, năm 16 tuổi đã vác đàn ra ngoài thuê nhà ở.
Đến giờ tôi vẫn sống trong sự đùm bọc của họ nhưng may mắn là đã vượt thoát được khỏi nó để là chính mình. Tuy nhiên, tôi chỉ vượt thoát chứ không chối bỏ. đó là điều tôi tự hào nhất về mình, để bây giờ tôi đủ ngạo nghễ, kiêu hãnh mà sống với khát vọng của đời mình.
"Cái Tết không đơn giản là sự buôn bán, tấp nập ăn uống. Đấy chỉ là những cái mà ai cũng có thể nhìn thấy. Và rõ ràng, đối với nhiều người, Tết là một gánh nặng mệt mỏi nhưng là sự mệt mỏi trong sung sướng. Vì nó còn liên quan đến mồ mả, tổ tiên, liên quan đến một cõi khác nữa chứ không phải là những thứ ta vẫn thường mắt thấy, tai nghe, rõ ràng, trần trụi này. Đó là cõi tâm linh, cho nên không thể chạy đi theo người Tây được. Còn tôi, vì mình là người nhà quê ư? Không biết nữa, nhưng tôi vô cảm trước cái tết Tây, trước những ngày valentine hay 8/3. Mọi sự háo hức tôi để dành hết cho cái Tết cổ truyền dân tộc. Không chỉ là “thịt lợn, dưa hành, câu đối đỏ” mà còn hơn thế. Tôi háo hức từ cái ngày đầu tiên biết cảm nhận về nó, cho đến tận bây giờ".
Tôi vô cảm với tết Tây
Theo nguoiduatin.vn / Mốt & Cuộc Sống
- Trang Trần: Tiếc cả 30 nghìn đi taxi (16:53:00 10/02/2013)
- Quỳnh Thư: Bạn trai tôi trẻ tuổi, ngoại hình ổn, chung thủy, yêu tôi hết mình (16:46:00 10/02/2013)
- Thúy Hạnh vẫn đón xuân theo phong tục miền Bắc (16:39:00 10/02/2013)
- Angela Phương Trinh: Nhiều những thứ đáng bận tâm hơn là chuyện yêu (10:59:00 08/02/2013)
- Hồng Quế lại tung ảnh chụp khỏa thân (10:42:00 08/02/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |