- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Phòng nấm cho mẹ bầu
Ngay cả khi chị em chưa bao giờ bị nấm âm đạo thì các chuyên gia khuyến cáo, mang thai là khoảng thời gian rất dễ bị nấm.
Nguyên nhân
Bình thường, vùng kín có sẵn một số lượng nấm. Có thai khiến số lượng nấm ở đây phát triển mạnh. Lý do được biết đến là tăng progesterone, thay đổi pH âm đạo, lượng đường ở âm đạo cao hơn khi mang thai - khiến nấm gia tăng và gây kích thích.
Hơn nữa, phụ nữ mang thai tiết dịch âm đạo nhiều hơn, tạo môi trường ẩm để nấm “hoành hành”. Hệ miễn dịch của thai phụ cũng yếu, rất dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt khi thời tiết ẩm ướt, mưa nắng thất thường thì mẹ bầu càng có nguy cơ cao bị nấm.
Triệu chứng
Các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo bao gồm ngứa ngáy râm ran, khí hư ra nhiều khiến mẹ bầu khó chịu.
Chữa trị
Không tự ý dùng thuốc chống nấm nếu không có toa thuốc từ bác sĩ chuyên môn. Mẹ bầu nên đi khám nếu nghi ngờ nhiễm nấm âm đạo. Bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ bầu cách điều trị an toàn, giúp loại bỏ nấm – yếu tố tăng nguy cơ sinh non nếu không được điều trị.
Phòng tránh
Bởi vì nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt; vì thế, mẹ bầu cần lau khô vùng kín sau khi tắm, không ngâm mình lâu trong bồn tắm, mặc đồ lót cotton để làn da dễ thở.
Khi đi vệ sinh, nên lau rửa vùng kín từ trước ra sau để tránh lây nhiễm nấm từ hậu môn cho âm đạo.
Thai phụ nên ăn sữa chua không đường để ngăn ngừa nhiễn nấm vì vi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng độ pH âm đạo. Sữa chua có đường và sữa chua nhiều hương vị sẽ bổ sung đường vào cơ thể - một nguyên liệu ưa thích của nấm. Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp canxi cho mẹ bầu và bé.
Mẹ bầu cũng nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A có trong rau quả, trứng; thực phẩm giàu vitamin D có trong cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa, ăn sữa chua thường xuyên và nên dùng thêm tỏi trong các món ăn để tăng cường hệ miễn dịch.
Mẹ bầu nên uống khoảng 2 lít nước/ngày.
Thai phụ không được ăn quá nhiều các thực phẩm ngọt.
Mẹ bầu không tắm nước quá nóng, tránh dùng nước xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Không nên làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
Không dùng đồ lót hay miếng lót làm từ vải flannel vì nó sẽ là nơi ẩn náu lý tưởng cho các loại vi khuẩn.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Sự thay đổi ở làn da (10:09:00 29/07/2013)
- Ăn uống và sinh hoạt để ngủ ngon (09:02:00 29/07/2013)
- Những thay đổi ở móng tay mẹ bầu (17:25:00 28/07/2013)
- Tiểu rắt ở mẹ bầu (12:32:00 28/07/2013)
- Phù ở mẹ bầu (15:16:00 24/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |