- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Đủ cách giữ ấm ban đêm cho con
Mấy hôm trời rét đậm, Vân (Thanh Xuân, Hà Nội) thấp thỏm cả đêm vì lo con đạp chăn. Chốc chốc, bé 2 tuổi nhà Vân lại thò cả hai tay và nửa người ra khỏi chăn, khiến hai bàn tay bé lạnh giá.
>> Kinh nghiệm giữ ấm cho con
Đắp lại chăn cho con, Vân còn cẩn thận chặn hai cái gối ôm của con hai bên, đề phòng con vung tay ra khỏi chăn nhưng chỉ một lát, chính Vân lại tá hỏa vì đầu con ướt sũng mồ hôi. Để khắc phục tình trạng này, thay vì mặc cho con 2 áo thun bên trong và một áo len bên ngoài mỗi lần đi ngủ, Vân chỉ mặc cho con một áo thun, cộng một áo len nhưng là chiếc áo len to sụ của anh bé đang học lớp 1. Do chiếc áo này có hai ống tay dài nên Vân không còn lo con bị hở tay lạnh cóng khi vươn ra khỏi chăn khi ngủ.
Ngoài ra, Vân còn sắm thêm 2 cái khăn tắm cotton mềm, thay phiên kê lên gối cho bé vì hễ ngủ là bé nhà Vân ra mồ hôi đầu ướt sũng, dù trời lạnh thế nào.
Không chỉ có Vân, rất nhiều người mẹ có con nhỏ đều chung mối lo con bị lạnh khi ngủ vì đạp chăn, trườn ra khỏi chăn hay thò tay, chân ra ngoài mà không biết cách tự đắp chăn. Hiền (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, khi ngủ chung với con gái 3 tuổi thì bé nhà Hiền luôn được ưu tiên nằm giữa. Tuy đắp chăn chung với bố mẹ nhưng Hiền luôn cẩn thận đắp cho con một cái chăn mỏng, nhẹ trước, sau đó mới tới lớp chăn chung. Sợ bố mẹ “co kéo” hai đầu, tạo khe hở khiến con nằm giữa bị lạnh, Hiền còn chặn hai bên người con hai cái chăn mỏng nữa thì mới yên tâm.
Còn Thanh (Ba Đình, Hà Nội) luôn phải đắp một cái vỏ chăn mỏng ngang người con rồi mới đến lớp chăn khác. Theo Thanh, đắp như vậy sẽ giữ ấm được ngực cho con, phòng ho, ốm lại khiến bé có đạp thì cũng khó mà đạp bay được lớp vỏ chăn này. Ngoài ra, Thanh còn cách khác là mặc hai lớp áo thun rồi mặc áo ghi-lê ra ngoài để giữ ấm ngực cho con. Hôm nào thiếu áo ghi-lê, Thanh chọn chiếc yếm sạch để mặc cho con, cũng có tác dụng giữ ấm ngực tốt. Khi bé ngủ, nên chọn những đôi tất dài, mới, ôm lấy chân nhưng nên dùng tất mỏng vì tất dày có thể làm bé nóng quá (nhiều bé bị tuột tất nhưng chân vẫn ở trong chăn nên không sợ lạnh); tránh những đôi đã cũ, nhão, rộng khiến bé chỉ cựa quậy là đã tuột tất. Hoặc có thể chọn mua quần liền tất để mặc cho con, vừa ấm lại vừa không lo còn làm tuột tất khi ngủ. Với bé lớn, có thể đắp một cái khăn quanh cổ của bé phòng khi bé bị lạnh cổ, dễ ho.
Riêng Trà (Cầu Diễn, Hà Nội) ngay từ khi mang thai đã “nghiên cứu” rất kỹ các các giữ ấm ban đêm cho con. Trà rất “tâm đắc” với túi ngủ nên sắm liền 2 chiếc: một chiếc dày, ấm cho mùa đông, chiếc kia mỏng, nhẹ cho mùa hè. Theo Trà, túi ngủ là cách giữ ấm toàn diện cho con, không lo con cọ quậy hay tung chăn nên nhờ thế, mẹ cũng ngủ ngon giấc.
Khi con lớn hơn, Trà sắm cho con một cái “chăn có tay”, tức là kiểu chăn mỏng nhưng được may thêm hai cái tay (trông giống áo cánh dơi mà nhiều chị em phụ nữ yêu thích) nên con tha hồ ngủ mà không sợ bị tung chăn.
Ngọc Bình
- ‘Răm rắp’ nghe ‘lệnh’ con (11:27:00 29/01/2012)
- Dâu mới ‘chạy sô’ chúc Tết (19:08:00 25/01/2012)
- Tết vợ chồng cùng quê (15:00:00 23/01/2012)
- Một năm, làm dâu... mấy ngày Tết (14:53:00 23/01/2012)
- Bị con bắt ‘tại trận’ (09:55:00 20/01/2012)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |