- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Chán cảnh "ở nhà chồng nuôi"
Giang (nhân viên một công ty dịch vụ thương mại) từng khoe bỏ công việc ‘chán òm’ để lấy chồng. Hơn năm sau, trong vẻ mặt phờ phạc, Giang hối hận: ‘Biết thế không xin nghỉ việc. Tưởng ở nhà chồng nuôi sướng lắm, ai ngờ...’.
>> Mặc cảm vì 'ở nhà chồng nuôi'
Chồng Giang làm trong lĩnh vực dầu khí, hơn Giang đến một giáp. Nhà chồng rộng rãi, khang trang, tiện nghi đầy đủ. Với người trẻ mới ra trường, hay chán nản công việc như Giang thì khi chồng đồng ý cho nghỉ việc, ở nhà, sinh con rồi nuôi con lớn mới tính tiếp khiến Giang mừng thầm. Tưởng trút được gánh nặng và sức ép công việc, nào ngờ, ở nhà với mẹ chồng khiến Giang thấy áp lực còn ghê gớm hơn đi làm.
“Mẹ chồng, nàng dâu loanh quanh với bếp núc, lau dọn nhà cửa, chợ búa... thật mệt mỏi. Mình làm gì mẹ chồng cũng không vừa ý vì từ trước đến giờ, mẹ chồng quen làm theo ý mình rồi. Nhưng nếu không làm thì cũng có yên được đâu vì không lẽ ngồi ‘trơ mắt’ nhìn mẹ chồng lau nhà, nấu cơm...” – Giang tâm sự.
Có lần, bạn của mẹ chồng Giang đưa con dâu tới chơi, khoe cô này mới là giáo viên dạy giỏi, lại tháo vác, năng động khiến mẹ chồng Giang tấm tắc: “Chị có phúc thật đấy. Được cô con dâu vừa biết kiếm tiền, vừa biết làm việc nhà thế này thì còn gì bằng. Ước gì em cũng được thế”. Vô tình nghe được, Giang cảm thấy như đang bị mẹ chồng... khinh rẻ. Ấm ức, Giang khóc cả tối.
Suốt thời gian lấy chồng, Giang được mẹ chồng chiều chim quay, gà hầm liên tục để tẩm bổ cho mau thụ thai. Nhưng khi có thai, thấy bụng lâm râm rồi bị ra máu, Giang muốn đi khám thì mẹ chồng bảo: “Ai mới có chẳng đau với ra máu. Đợi ít hôm nữa thì đi, khám xét nhiều làm gì cho hại”. Sau, mẹ chồng Giang còn lấy ví dụ bà chị họ này, bà chị họ kia cũng ra máu, đau bụng, nhất là khi đi cầu thang nhưng rồi vẫn đẻ con “ầm ầm”. Biết mẹ chồng tiếc tiền nên Giang đành đem bán chỉ vàng hồi môn, đi khám thì mới tá hỏa vì thai ngoài tử cung.
Thời gian sau đó, với Giang thật mệt mỏi. Mẹ chồng Giang liên tục lo con dâu sảy thai “quen dạ”, lúc nào cũng hỏi: “Có thấy gì khang khác trong người không?”. Bà chị chồng đã đi lấy chồng thỉnh thoảng mua sữa chua, hoa quả mang qua nhà, cũng hỏi luôn: “Chưa có gì à? Sao lâu thế?” khiến Giang càng stress.
Không ở chung với mẹ chồng, Diễm (Thanh Xuân, Hà Nội) lấy chồng, ở riêng rồi cũng chấp nhận cảnh “ở nhà chồng nuôi” tạm vì công ty cũ giải thể. Vì bận con mọn nên việc nhà, Diễm làm không hết. Tuy nhiên, suốt ngày loanh quanh với con rồi ăn ngủ thất thường khiến Diễm rất hay cáu. Chồng đi làm về muộn 10-15 phút đã khiến
Diễm “sửng cồ” vì lo chồng “đàn đúm, chơi bài chơi chắn”... Thứ bảy, chủ nhật, chồng bảo đi câu cá, đá bóng, bia bọt... cũng khiến Diễm khó chịu vì: “Em chăm con túi bụi cả tuần, anh không giúp gì mà chỉ lo đi chơi”. Chồng Diễm tức nên “bật lại”: “Người ta vừa đi làm, vừa nuôi con. Cô có mỗi việc nuôi con cũng không nổi”, thành ra hai vợ chồng lại cãi nhau.
“Ngán cảnh làm cái bóng ‘dật dờ’ bên chồng lắm. Con lớn, mình đi làm lại thôi. Nói thật cũng thích ở nhà cơm nước cho chồng, cho con khi kinh tế dư dả. Nhưng cũng chán cảnh chỉ biết có chồng, có con mà trì trệ, lạc hậu so với chị em. Đằng nào cũng muốn nhưng mình quyết rồi, chẳng ở nhà làm ‘osin xịn’ nữa đâu vì hay bực bội với chồng. Đi làm cho ‘khai hoang’ đầu óc” – Diễm chia sẻ.
Còn Nguyên (Đống Đa, Hà Nội) sau gần 3 năm ở nhà nuôi con, nay quyết chí đi tìm việc. “Nói dại, nhỡ chồng mình có chuyện gì thì ai nuôi con cho mình được. Ông bà thì cũng chỉ được phần nào đó thôi. Ở nhà lâu, chẳng đi làm thì sau này mình muốn xin việc cũng khó” – Nguyên cho biết.
Mặc mẹ chồng và chồng đòi ở nhà để “sản xuất” thêm “tập 2”, Nguyên vẫn cương quyết đi làm đã rồi mới tính sinh thêm con. Tính Nguyên ham đi, thích “bay nhảy’, gắng lắm mới ở nhà từng ấy thời gian để nuôi con. Nay nếu phải tiếp tục ở nhà thì Nguyên cảm thấy bí bách, “cuồng chân”, đầu óc lúc nào cũng chỉ mơ được “tự do”...
Chuyện đi làm hay “ở nhà chồng nuôi” nên tùy hoàn cảnh. Nếu cảm thấy không thoải mái khi ở nhà thì có thể bàn bạc với chồng, thu xếp công việc chăm con mọn để thời gian đi làm không ảnh hưởng tới con. Những gia đình có bà nội (bà ngoại) chăm cháu thì con dâu (con gái) có thể yên tâm đi làm (nếu khó tìm hoặc ngại người giúp việc). Nhiều người mẹ muốn tự mình chăm con, tự nuôi dạy con giai đoạn dầu đời nên quyết định ở nhà nuôi con, bao giờ con lớn sẽ đi làm trở lại. Một số gia đình có điều kiện thì việc ở nhà hay đi làm của người vợ không mấy ảnh hưởng tới kinh tế gia đình. Hoặc với những cặp vợ chồng được sống riêng, không phải ở chung với ông bà thì chuyện ở nhà của người vợ cũng dễ thở hơn.
Ngọc Bình
- Chồng ‘bạc miệng’ (09:48:00 22/12/2011)
- ‘Uýnh’ lại chồng, thiệt vợ (08:07:00 20/12/2011)
- Đủ ‘chiêu trò’ để con chịu ăn (00:39:00 19/12/2011)
- Sĩ diện của chồng đảm (09:44:00 16/12/2011)
- Cái tội... ‘yếu’ (09:38:00 15/12/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |