Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ứng phó với mẹ chồng thích can thiệp

11:32:20 11/12/2011

Bấm điện thoại hỏi thăm sức khỏe mẹ chồng dưới quê, nhân tiện An thông báo tin chuyển việc cho mẹ chồng. Mẹ chồng ca cẩm không dứt, An vẫn chỉ ‘vâng, dạ’ và bào chữa: ‘Là anh Dũng nhà con cứ khuyên con bỏ việc đó để ra ngoài làm mẹ ạ’.

>> Sống riêng, vẫn bị mẹ chồng can thiệp 

Gần nửa tiếng đồng hồ nghe mẹ chồng trách, An mới cúp được điện thoại. Chuyện muốn nghỉ việc nhà nước, ra ngoài làm cho công ty liên doanh nước ngoài được An ấp ủ từ lâu. Tuy nhiên ban đầu, khi biết ý tưởng này, mẹ chồng An tuy không sống cùng hai vợ chồng An những vẫn kịch liệt phản đối. Mẹ chồng An cho rằng là phụ nữ thì có công việc ổn định, được nghỉ cuối tuần, ngày làm đủ 8 tiếng, lương đủ sống là được rồi, quan trọng là có thời gian và công sức chăm sóc gia đình, lo miếng cơm giấc ngủ cho chồng, cho con. Nhớ lại hôm về quê ăn giỗ, nghe mẹ chồng than thở một hồi, ý là không được bỏ công việc tốt như thế khiến An rất oải.

 

Trở về thành phố, vẫn chưa nguôi ngoai ý định chuyển việc, An tiếp tục bàn bạc với chồng. Chồng An ủng hộ, còn động viên: “Mình quyết định thế nào là quyền ở mình. Ý kiến bố mẹ chỉ để tham khảo thôi”. Nói là vậy nhưng An vẫn ngại mẹ chồng vì mỗi lần An có ý: “Hay mẹ ơi, con định xin nghỉ việc này...” là không cần biết lý do thế nào, Anh bị mẹ chồng phản đối ngay. Thế nên theo An, bây giờ chỉ còn cách “chém trước, tâu sau”, tức là có chuyện gì hai vợ chồng bàn bạc rồi quyết luôn, sau đó mới thông báo cho bố mẹ ở quê. Khi các cụ biết chuyện thì việc hoặc đang được tiến hành hoặc là làm xong rồi. Nếu mẹ chồng có ca cẩm thì vui vẻ nghe hoặc cho đó là ý kiến của chồng để đỡ bị trách tội. Còn hơn là khi mẹ chồng phản đối mà cố làm, bà sẽ khó chịu vì: “Mình nói mãi mà chúng nó có nghe đâu”...

“Không phải ý kiến của các cụ không quan trọng nhưng có nhiều việc chẳng ai quyết định được thay mình cả” – An chia sẻ.

Cũng có mẹ chồng thích can thiệp nhưng khác An, Minh (Cầu Giấy, Hà Nội) đang sống cảnh chung nhà nhưng riêng mâm với bố mẹ và vợ chồng cậu em chồng. Vơ chồng Minh sống riêng một tầng, bếp núc rồi tủ lạnh, tivi, lò vi sóng, tủ lạnh... đều dùng riêng vì đã được tách khẩu và chia riêng đồng hồ đo điện. Thế nhưng, lò vi sóng hỏng muốn thay cái mới, bếp lẩu hỏng muốn đổi sang bếp điện từ... là y như rằng Minh bị mẹ chồng gàn. Lúc nào, mẹ chồng Minh cũng bảo: “Có mấy khi dùng đến lò vi sóng mà phải đổi cái mới. Nồi lẩu mua làm gì vội, cần thì xuống mẹ cho mượn”... Tuy nhiên, Minh cảm thấy rất bất tiện vì những vật dụng trong nhà khi cần dùng lại bị hỏng, mượn một vài lần, có khi mẹ chồng còn băn khoăn: “Sao ăn lẩu nhiều thế?”... khiến An cảm thấy bức bách, khó chịu.

Một lần đi siêu thị cùng chị gái thấy có hàng gia dụng, điện tử giảm giá, Minh “liều mình” sắm vài thứ sau khi đã alo hỏi ý kiến chồng. Lúc mang đồ về đến cửa, mẹ chồng Minh đã kêu trời vì sợ con dâu tiêu pha tốn kém, Minh vẫn ôn tồn giải thích: “Là nhà con cứ bảo mua mẹ ạ”. Rút kinh nghiệm những lần sau, vợ chồng muốn mua thứ gì thì sau khi đã bàn bạc, Minh mua luôn. Mẹ chồng có hỏi thì cứ “đổ tội” cho chồng, thế cũng đỡ bị trách mắng mà lại có quyền tự chủ với cuộc sống riêng của mình.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo