Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Sinh nhầm "quỷ sứ"

08:24:20 06/10/2011

Hổ (20 tháng) rất nghịch. Nhân lúc mẹ ăn mỳ, mải ngước mắt lên tivi, Hổ đổ luôn cốc nước đang uống vào bát mỳ của mẹ.

>> Đối phó với 'siêu quậy'

Bực mình, Thơm (mẹ cu Hổ) vớ luôn chiếc dép đi trong nhà, bặm môi “phang” bồm bộp vào mông con. Bị mẹ đánh đau, Hổ ré lên inh ỏi.

Thơm kể, cu cậu nhà cô rất nghịch. Đến bác giúp việc nhà Thơm còn la oai oái, nhắc Thơm nhanh đưa con đi lớp để bác về quê vì: “Trông thằng cu Hổ này phải bằng trông 3-4 đứa khác”. Không chỉ nghịch, Hổ còn rất bướng. Thơm nói gì trái ý là Hổ tát “đôm đốp” vào mặt mẹ. Thơm giữ tay con, nói không được tát mẹ, mẹ đau thì Hổ chuyển sang đánh mẹ bằng tay còn lại. Nếu bị mẹ giữ cả hai tay, cu cậu sẵn sàng chuyển sang đá mẹ lia lịa hoặc phì nước bọt vào người mẹ.

“Biết đánh con là phản giáo dục nhưng với ‘ông tướng con’ nhà mình thì không thể không đánh. Mình chỉ sợ con lỳ đòn, đang tự rút kinh nghiệm để bớt đánh con mà khó quá. Chẳng biết làm sao với con nữa?” – Thơm than thở.

 

Cùng cảnh với Thơm, cu Bin nhà Duyên (Hà Đông, Hà Nội) 3 tuổi và luôn bị bà nội mắng là “nghịch dại”, “nghịch dốt”... Hoa quả cả nhà đang ăn bày trên bàn, Bin lấy gối “phang” vào giữa bàn khiến một đĩa hoa quả rơi xuống sàn, vỡ tan.

Chưa hết, cây hoa sứ cảnh của ông nội hễ có nụ nào trồi lên là Bin vặt bằng sạch. Có lúc, Bin còn hứng chí tè “tồ tồ” vào nồi cơm điện của mẹ hoặc cắn vỡ đầu bút bi,
dốc hết lọ tăm vào thùng rác, xé nát hộp khăn giấy... Tuy nhiên, biết con chỉ nghịch nhưng là nghịch không đúng cách nên dù tức đến mấy, Duyên cũng gắng trấn tĩnh, nghiêm giọng với con: “Con như thế là không được. Mẹ không chơi với con nữa”. Bin rất sợ bị mẹ “hít le” nhưng cũng lỳ nên chỉ đứng yên, không khóc mà cũng không nói. Khi con nguôi ngoai, Duyên nhẹ nhàng giải thích với con lý do vì sao không nên làm như thế.

“Trẻ con mà, nói trước lại quên sau ngay thôi. Có mỗi việc không được bứt hoa cảnh mà phải nhắc con đến cả trăm lần. Những việc khác cũng thế. Mình hay phạt con bằng cách bắt con đứng vào góc tường, nói rằng vì con làm thế nên mẹ phải phạt con” – Duyên kể. Nặng hơn là Bin bị mẹ phạt tuần này không được đi công viên, không được mua thêm đồ chơi hay bị cắt món bimbim ưa thích...

Đưa bé vào khuôn khổ

Các bé thường hay nghịch phá, bướng bỉnh, hiếu động nên khiến cha mẹ nhiều khi phải nổi cáu. Những phương pháp tích cực khi dạy bé lúc này trở nên cần thiết vì nó giúp uốn bé vào khuôn phép, nguyên tắc đúng... rất có lợi cho bé trước mắt và về sau.

Dạy con ngoan không cần đòn roi hay chửi bớt, mắng mỏ không hề đơn giản nhưng nếu kiên trì và có phương pháp thì chắc chắn sẽ thành công. Cha mẹ nên trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con với những người mẹ cùng cảnh, với chuyên gia, sách báo, các chương trình dành cho cha mẹ... Khi dạy con, tốt nhất nên linh hoạt, lúc cứng – lúc mềm. Nếu con không nghe lời, có lúc phải mắng con, xong cứ để bé khóc, khóc chán thì phải nín. Nhưng cũng có khi cần mềm mỏng, bé càng bướng thì cha mẹ càng phải nhẹ nhàng “nịnh nọt”, phân tích này nọ để bé nghe lời và “phục mẹ”...

Nên đề ra những việc bé có thể làm và những việc bé chưa thể làm mỗi ngày để bé có định hướng đúng. Chẳng hạn, bé 2-3 tuổi có thể uống nước bằng cốc nhựa nhưng chưa được dùng cốc thủy tinh để tránh làm vỡ; bé ở tuổi này cũng chưa thể dùng dao, kéo... Kèm theo đó là những hình thức khen – phạt phù hợp. Ví dụ, nhắc bé ăn không được ngậm, nếu không, bé sẽ bị cắt món yêu thích sau đó. Đồng thời, giải thích cho bé vì sao bé lại bị phạt, tại sao ăn ngậm là không nên... Kiên nhẫn trong nhiều lần, bé sẽ tự nhiên đi vào khuôn khổ.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo