Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Vợ chồng ‘ban căng’

10:26:20 26/08/2011
Tường Vy (nhân viên một công ty thiết kế phần mềm tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) căng thẳng với chồng suốt mấy ngày qua.

>> Ức chế vì chồng thất nghiệp

Tối ấy, bé trai (2 tuổi) nhà Vy quấy khóc, sốt và nổi ban đầy người, Vy lo lắng gọi điện cho chồng, bảo về nhanh đưa con đi viện. Chồng Vy gật gù: “Ừ, về ngay đây”. Nửa tiếng sau vẫn chưa thấy “tăm hơi” chồng, Vy sốt ruột gọi tiếp, đầu dây bên kia lại gật gù: “Đang đi, chờ tý”. Nghĩ chồng sắp về nên dù con sốt rực trên tay, Vy vẫn kiên nhân chờ. Thêm 30 phút phải gọi điện lại cho chồng, Vy như “nổi điên” vì phát hiện hóa ra từ nãy đến giờ, chồng cô vẫn nguyên chỗ trên bàn nhậu, chứ chẳng phải đang trên đường về.

 

“Thà ‘lão’ ý cứ bảo anh bận, chưa đánh ôtô về được, hai mẹ con bắt taxi đi viện trước, lát anh đến sau còn được. Đằng này cứ một mực ‘sắp về rồi’, mình thì nghĩ đơn giản thôi nhà sẵn có xe, chờ chồng chút lại đỡ tiền taxi. Ai ngờ đến nơi bị bác sĩ mắng cho một trận, vì để muộn chút nữa là bé nhà mình nguy rồi. Có ông chồng ‘vô nhân đạo’ thật chán hết chỗ nói” – Vy than thở.

Quyết trừng trị chồng “vô tâm, vô tính”, Vy không cơm nước, không hỏi han, chồng cười cầu hòa biết lỗi cũng chỉ “ban” cho cái “liếc xéo” dửng dưng... Cuối cùng, chồng Vy “nổi đóa” trách ngược vợ: “Ở nhà con ốm thì chủ động mà đưa đi viện. Thế cũng phải ‘eo éo’ gọi chồng. Người ta còn trăm công nghìn việc”... rồi “Ngày xưa mẹ tôi nuôi 4 anh em tôi thành người. Bố tôi đi bộ đội xa nhà, có sướng như các cô nuôi con bây giờ không?”...

Tương tự, Thư (công tác tại một nhà xuất bản) cũng đang trong tình cảnh “chiến sự leo thang” với chồng.

Lấy chồng, Thư luôn kỳ vọng chồng sẽ nhớ từng ngày kỷ niệm của hai đứa, muốn đi đâu cũng có chồng làm “xe ôm” (mua sắm, ăn hàng, thăm gái đẻ...), muốn chồng phải răm rắp nghe lời vợ, không được cãi. Thế nhưng càng hy vọng bao nhiêu thì chồng Thư càng ì ạch bấy nhiêu. Những dịp bị chồng quên quà cáp hay câu chúc mừng, Thư ức chế đến phát khóc nhưng cũng nhanh chóng bỏ qua vì “không chấp” tính khô khan của chồng mình. Chỉ có hôm trước, tay mỏi quá, Thư nhờ chồng giã nốt tý thịt nạc để làm ruốc nhưng chồng Thư “mặt sưng mày sỉa”, mắng vợ chỉ biết “sai chồng như thằng ở” rồi “đày đọa, làm khổ chồng”; sau đó, anh nhất định không làm mà vác xe đi chơi. Nửa đêm, chồng Thư mới “thò” về và bị vợ ném cho toàn những lời “độc địa”. Hai vợ chồng cãi nhau liên miên, Thư được thể trách chồng chỉ biết có chơi rồi về nhà là nhởn nhơ như “ông hoàng”, không sắn tay áo giúp vợ được việc gì. Còn chồng Thư cũng “gân cổ” quát vợ chỉ giỏi cằn nhằn, sai khiến chồng chứ chẳng đảm đang, chu đáo như vợ người ta...

Bây giờ vợ việc vợ, chồng việc chồng vì dỗi nhau. Thư vẫn cơm nước cho chồng nhưng hễ chồng ngồi vào mâm là cô đi vào nhà tắm, bao giờ chồng đứng dậy khỏi mâm cơm mới đến lượt vợ. Cái giường ngủ tuy vẫn chung nhau nhưng Thư toàn chủ động lên giường từ lúc 9h, còn chồng muốn khi nào đi ngủ thì tùy... Sáng ra, Thư cũng dậy sớm, đánh răng rửa mặt rồi đến chỗ làm ăn sáng, “mặc xác” chồng.

Thời điểm ‘buông súng’

Vợ chồng căng thẳng với nhau là “chuyện thường ngày ở huyện”. Tùy tình hình “cơ sở” mà cách giảng hòa cũng linh hoạt theo, miễn là đừng căng quá kẻo đứt. “Chiến tranh” liên miên, kéo dài còn gây thiệt hại về người (mệt mỏi, chán nản, stress) và của (ghét cơm nhà, chuộng cơm hàng...). Do đó, đôi bên cần biết cách “buông súng” ngừng chiến khi cơ hội đã “chín muồi”:

- Tự nhận lỗi; đồng thời, tác động tích cực đến đối phương để “bên kia” cũng phản ứng tích cực như mình.

- Không cố chấp khi nửa kia “xin hàng” (đàn ông thường cầu hòa bằng về sớm hơn, tự giác giúp vợ việc gì đó, nói vài câu bông đùa.. hoặc đơn giản là chủ động mở lời trước). Không moi móc chuyện cũ để “hạ nhục” nhau. Cho người bạn đời cơ hội được nói và giải đáp hết thảy những nghi vấn còn trong lòng bạn.

- Đừng ngại giải thích và bày tỏ ý kiến mạch lạc. Ngay cả khi bạn biết rõ mười mươi lý do giận chồng thì cũng nên nói để chồng bạn hiểu: “Em giận vì anh không giúp em việc nhà” hoặc “Em bực mình vì anh vô tâm với vợ, con”... Đừng im ỉm rồi để “người ta” phải tự biết mà sửa.

- Đừng ầm ĩ với người thích la hét. Nếu chồng bạn thuộc mẫu “nóng như lửa” thì bạn cần làm nước mát, ôn tồn nhưng cương quyết: “Em không đồng ý với cách làm của anh. Chúng ta sẽ nói tiếp chuyện này sau”.

 Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo