Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Em chồng thích ‘mượn quên trả’
13:49:20 15/07/2011
Thu (25 tuổi, nhân viên ngân hàng ở Hà Nội) rất ức chế vì Hường (cô em chồng cùng tuổi) mắc tật hay ‘cầm nhầm’.
“Kết” hộp phấn má màu hồng của chị dâu, Hường không ngại cầm về phòng mình. Lúc Thu hỏi, Hường miễn cưỡng đưa phấn má cho chị. Canh chị dâu trang điểm xong, Hường nhanh nhảu: “Cho em mượn” rồi giữ khư khư như sợ chị đòi mất.
Thấy chị có short jeans mới màu tím khá đẹp, Hường lấy cớ mượn đi cafe với hội bạn rồi “quên trả”. Váy hoa, áo hai dây, cả sandal mới của Thu cũng “bị” em chồng mượn rồi nghiễm nhiên coi đó như chị dâu phải "sang nhượng" cho mình.
“Mình nói với chồng, nhờ chồng đòi giúp cái gì thì cô ấy vùng vằng ‘ném’ trả mình khiến mình rất ức chế. Sau đó, còn nói với mẹ chồng là mình ky bo, tính toán hơn thiệt với em chồng, rằng mình bảo cho em ấy cái váy rồi xong tiếc, đòi lại...” – Thu bực bội kể.
Trước cô em chồng “khó xơi”, chị dâu cần phải bình tĩnh, tâm lý. Tranh cãi tay đôi hoặc làm ầm ĩ - chỉ mang lại nhiều bất lợi cho chị dâu hơn. Đơn giản vì cô em chồng có thể “bơm đểu” với bố mẹ chồng và dồn chị dâu vào thế “lép”. Chưa kể, nhiều ông anh trai cũng bênh và chiều em gái, không đứng ra phân xử chuyện đàn bà (giữa vợ và em gái) nên “đồng minh” duy nhất của người vợ lúc này (là chồng) không thể đứng về phía mình, khiến người vợ càng ức hơn. Chuyện “bé xé ra to” gây bất hòa và mâu thuẫn trong gia đình.
Vấn đề nào cần nói thẳng thì nên thẳng thắn; chẳng hạn, nhắc em dâu mượn xong thì nhớ trả ngay, chị cũng cần dùng. Thứ gì không muốn cho mượn thì chị dâu cũng có thể từ chối khéo ngay từ đầu để nhận được sự cảm thông từ phía bên kia. Ngoài ra, chị em trong nhà cũng cần rộng lượng và không để bụng, sẽ tránh được sứt mẻ tình cảm.
Nếu chị dâu – em chồng có thể tự dàn xếp được thì không cần lôi kéo người thứ ba (người chồng) vào cuộc. Khi người vợ kể với chồng và nhờ chồng “đòi” thì với cô em chồng, đó là đang bị chị dâu “kể xấu”, “chơi xấu”... và cách ứng xử sau đó có thể trở thành thù địch.
Để đảm bảo không gian riêng tư cho mình, ngay từ khi mới bước về làm dâu, chị dâu có thể sắm cho mình khóa phòng, khóa tủ riêng. Như thế không lo em chồng tùy tiện với phòng riêng của mình, vừa tránh được bực bội, vừa khiến em chồng ăn ở có ý tứ hơn.
“Kết” hộp phấn má màu hồng của chị dâu, Hường không ngại cầm về phòng mình. Lúc Thu hỏi, Hường miễn cưỡng đưa phấn má cho chị. Canh chị dâu trang điểm xong, Hường nhanh nhảu: “Cho em mượn” rồi giữ khư khư như sợ chị đòi mất.
Thấy chị có short jeans mới màu tím khá đẹp, Hường lấy cớ mượn đi cafe với hội bạn rồi “quên trả”. Váy hoa, áo hai dây, cả sandal mới của Thu cũng “bị” em chồng mượn rồi nghiễm nhiên coi đó như chị dâu phải "sang nhượng" cho mình.
“Mình nói với chồng, nhờ chồng đòi giúp cái gì thì cô ấy vùng vằng ‘ném’ trả mình khiến mình rất ức chế. Sau đó, còn nói với mẹ chồng là mình ky bo, tính toán hơn thiệt với em chồng, rằng mình bảo cho em ấy cái váy rồi xong tiếc, đòi lại...” – Thu bực bội kể.
Vẹn cả đôi đường
Trước cô em chồng “khó xơi”, chị dâu cần phải bình tĩnh, tâm lý. Tranh cãi tay đôi hoặc làm ầm ĩ - chỉ mang lại nhiều bất lợi cho chị dâu hơn. Đơn giản vì cô em chồng có thể “bơm đểu” với bố mẹ chồng và dồn chị dâu vào thế “lép”. Chưa kể, nhiều ông anh trai cũng bênh và chiều em gái, không đứng ra phân xử chuyện đàn bà (giữa vợ và em gái) nên “đồng minh” duy nhất của người vợ lúc này (là chồng) không thể đứng về phía mình, khiến người vợ càng ức hơn. Chuyện “bé xé ra to” gây bất hòa và mâu thuẫn trong gia đình.
Vấn đề nào cần nói thẳng thì nên thẳng thắn; chẳng hạn, nhắc em dâu mượn xong thì nhớ trả ngay, chị cũng cần dùng. Thứ gì không muốn cho mượn thì chị dâu cũng có thể từ chối khéo ngay từ đầu để nhận được sự cảm thông từ phía bên kia. Ngoài ra, chị em trong nhà cũng cần rộng lượng và không để bụng, sẽ tránh được sứt mẻ tình cảm.
Nếu chị dâu – em chồng có thể tự dàn xếp được thì không cần lôi kéo người thứ ba (người chồng) vào cuộc. Khi người vợ kể với chồng và nhờ chồng “đòi” thì với cô em chồng, đó là đang bị chị dâu “kể xấu”, “chơi xấu”... và cách ứng xử sau đó có thể trở thành thù địch.
Để đảm bảo không gian riêng tư cho mình, ngay từ khi mới bước về làm dâu, chị dâu có thể sắm cho mình khóa phòng, khóa tủ riêng. Như thế không lo em chồng tùy tiện với phòng riêng của mình, vừa tránh được bực bội, vừa khiến em chồng ăn ở có ý tứ hơn.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Stress vì mẹ và vợ (09:40:00 14/07/2011)
- Khổ vì ghen (08:46:00 12/07/2011)
- Bé quên nằm cũi (08:30:00 12/07/2011)
- Muôn kiểu gọi tên ‘mẹ đẻ, mẹ chồng’ (17:38:00 10/07/2011)
- Thèm được... bề bộn (15:19:00 08/07/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Em chồng thích ‘mượn quên trả’
|
|
|
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo