Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ngại việc nhà vì vợ không ưng

08:24:20 05/07/2011
anh Thao (Cầu Diễn, Hà Nội) tâm sự: ‘Mình chẳng muốn làm gì giúp vợ vì làm xong chỉ khiến cô ấy bực thêm. Có khi còn cãi nhau kịch liệt. Cắm cơm thì cô ấy than là không biết đong nước để cơm khô như sỏi. Nấu mỳ tôm thì cô ấy nhăn nhó mỳ thì nhũn, còn rau vẫn sống. Thế thì chẳng làm gì cho nhẹ’.

>> Sinh hư khi ở rể

Hồi chưa vợ, anh Thao cũng đảm lắm. Một mình được bố mua nhà ở Hà Nội, đi học, đi làm. Ngoài bữa trưa ăn ngoài, còn lại hai bữa trong ngày, anh Thao đều tự thân phục vụ hết. Tuy không sạch sẽ và khéo léo bằng phụ nữ nhưng anh cũng thấy cuộc sống của mình vẫn ổn. Cho đến khi lấy vợ, nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, có người cơm nóng canh ngọt, anh Thao cũng lười dần. Nhiều hôm rảnh rỗi, muốn động tay giúp vợ việc nọ - việc kia nhưng thứ gì vợ anh cũng không ưng.

Anh Thao lấy giẻ lau bàn, tiện thể thấy sàn nhà ướt, anh cúi xuống lau luôn, vợ anh đứng bên cạnh kêu ầm ầm: “Sao anh ở bẩn thế? Giẻ lau bàn mà lại lấy để lau nhà à? Làm thế mà anh cũng làm được à?”. Mất hứng, anh Thao không buồn lau nữa. Vợ anh vừa than thở chồng ở bẩn, vừa nhanh nhẹn làm lại phần việc cho chồng.

“Bây giờ rút kinh nghiệm, mình chẳng mó máy việc gì. Kệ vợ, muốn làm sao thì làm” – anh Thao đúc kết.

Ảnh minh họa.

Ở vào hoàn cảnh người vợ mắc tật “ngứa mắt” khi chồng làm việc nhà, Uyên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng có thời gian như thế. Uyên kể, nhờ chồng làm giúp bất kỳ việc gì, anh xã cũng làm chẳng ra sao nên vợ luôn phải theo làm lại. Chẳng hạn, chồng Uyên bổ dưa hấu thì miếng nọ - miếng kia méo xẹo. Chưa kể, anh xã chẳng dùng đĩa gì, cứ “băm” trực tiếp trên mặt bàn kính khiến Uyên không cằn nhằn không xong.

Nhờ chồng cắm hộ cái quạt cho con nhỏ thì anh để dây dợ lằng nhằng, cu con nhà Uyên đang lẫm chẫm biết đi, chạy qua chạy lại, vướng vào dây điện ngã nhào. Bảo sao, Uyên không phải cắm lại quạt. Kết quả, vừa “động” tay đã bị vợ soi nên chồng Uyên dỗi, không thèm làm hộ vợ việc gì nữa.

Nhờ chồng xong là ‘chuồn’

Nhàn (Bắc Ninh) một người vợ biết giao việc nhà cho chồng tâm sự: “Tốt nhất nhờ chồng xong việc gì thì nhờ xong rồi chọn kế... chuồn”. Theo Nhàn, phương pháp này rất hay. Bởi vì chồng Nhàn được thoải mái làm gì thì làm. Còn Nhàn cũng không đến nỗi là “cảnh sát vợ”, căn ke, bắt bẻ chồng từng cm. Người ta bảo “khuất mắt trông coi” nên không nhìn thấy thì chồng có làm ẩu, làm bẩn tý chút cũng vẫn... “ngon”.

Giao việc nhà cho chồng, Nhàn cũng sợ nhưng còn hơn vạn lần để chồng ngồi không, rồi lại tụ tập, rượu chè. Thế nên, Nhàn chẳng hài lòng với cái cách rửa bát không sạch của chồng: không dùng bồn rửa bát, chồng Nhàn tống tất cả vào chậu, cho vào nhà tắm rồi ngồi xổm rửa. Rửa xong, anh úp bát vào cái rổ được đặt trệt xuống mặt nhà tắm. Anh lập luận rằng, sàn nhà tắm đầy nước rửa bát nên rất sạch.

Nhàn cho biết để thoát khỏi khó chịu, khi chồng rửa bát thì mình chạy ra làm việc khác. Chồng rửa xong, nhiệm vụ của Nhàn là đi vào, tráng toàn bộ bát bằng nước sôi nhưng không một lời kêu ca, chỉ giải thích: “Em tráng nước sôi cho đảm bảo vệ sinh”. Dạo gần đây, Nhàn mua một cái ghế nhựa, dốc ngược lên là có chỗ cho chồng kê rổ. Còn chồng có nhớ mà kê rổ vào đó hay không thì thôi Nhàn bảo, cũng tùy chồng.

Chỉ cần Nhàn chê một câu: “Sao anh đặt cái rổ bẩn thế kia?” là chồng Nhàn rỗi, đứng lên luôn: “Muốn sạch thì em đi mà làm”. Chưa kể, cả tuần sau đó, hễ Nhàn nhờ chồng việc gì thì anh xã vẫn hờn: “Chịu. Không biết làm” khiến cô vừa mệt, vừa ức chế.

Tương tự, khi nhờ chồng nhặt rau, Nhàn biết kiểu gì anh xã cũng nhặt rất ẩu, đầy lá già, cuộng cứng, lá sâu... nên khi rửa rau, Nhàn toàn phải âm thầm nhặt lại.
“Nhiều người nghĩ theo sau làm lại cho chồng thì thà vợ làm ngay từ đầu cho xong nhưng mình lại nghĩ khác. Chồng làm xong việc gì đó, chỉ là chưa hoàn hảo thôi nên mình cố gắng ‘tỉa tót’  ở khâu cuối là ‘ok’ hết” – Nhàn bộc bạch.

Theo Nhàn phải tùy cơ ứng biến. Không nên làm lại hết một việc nào đó chồng vừa hoàn thành vì như thế, anh ấy sẽ tự ái. Cái nào có thể tạm chấp nhận như quét nhà, lau bàn... thì nên chấp nhận. Muốn lau hay quét lại thì cũng đợi đến lúc khác, chứ chồng vừa gác chổi, vợ hầm hầm lao tới quét lại, miệng không ngớt làu bàu thì chẳng anh nào có hứng giúp vợ nữa.

Ngoài ra cần tránh chê bai, nhăn nhó, có góp ý thì cũng phải tâm lý, khiến anh xã hồ hởi còn dễ “sai bảo” tiếp. Ví dụ: “Anh cắm cơm hôm nay hơi nhão nhỉ? Nhưng em chẳng muốn ăn cơm của người khác, ngay cả cơm em tự cắm nên cơm anh cắm vẫn là ngon nhất” hoặc “Oài, bát anh rửa vẫn dính rau. Quả này họ nhà gián được bữa no”... Đừng coi chồng là “thằng ở” hay “đầy tớ” để sai gì cũng được, bảo sao cũng nghe. Một khi, chồng đã “cứng đầu, cứng cổ” thì rất khó uốn nắn.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo