- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Những bà bầu thèm ngủ
‘Mình có thai 8 tuần mà hầu như lúc nào cũng buồn ngủ. 8 tiếng làm việc ở cơ quan là buồn ngủ rũ ra. Mặc dù mình lên giường lúc 7h tối, thức dậy tầm 6h sáng. Chồng mình than: ‘Sao ngủ gì mà ngủ lắm thế?’. Mình cũng chẳng biết có sao không nữa?’ – Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
Mang thai con đầu lòng, Hoa rất vui vì sắp được lên chức. Cô ăn được, chỉ thấy hơi mệt, bụng có vẻ đầy đầy và đặc biệt lúc nào cũng muốn ngủ. Hoa kể, cô sợ ít vận động lại ngủ nhiều sẽ khiến cơ thể phù quá mức, không có lợi. Hoa đang chờ xem hết 3 tháng đầu, tình hình có cải thiện được không.
Nhàn (27 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) giờ mang bầu tháng thứ 4 kể: “3 tháng đầu mình rất mệt, ngủ đến 16 tiếng mỗi ngày (11 tiếng mỗi đêm và 4-5 tiếng buổi trưa). Vì mình ở nhà nội trợ nên chỉ ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn. Bữa trưa chỉ muốn ăn thật nhanh để còn ngủ, thậm chí chẳng cần ăn, chỉ ngủ cũng được. Đi khám bác sĩ bảo, cứ ngủ thoải mái, vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho bé thế là yên tâm ngủ”.
Nhiều bà bầu ngủ nhiều trong giai đoạn đầu mang thai. Các chuyên gia cho rằng, có lý do chính đáng khiến bà bầu thèm ngủ.
- Ngủ giúp tạo nhiều năng lượng, thích ứng với sự phát triển của bào thai.
- Sự gia tăng hormone progesterone khiến bà bầu kiệt sức và ngủ giúp khôi phục sức khỏe. Trong suốt quý đầu tiên, hormone kích thích cơn buồn ngủ progesterone hoạt động mạnh mẽ khiến bạn có cảm giác lơ mơ suốt cả ngày.
Tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu được khuyên là năm nghiêng về bên trái. Vị trí này giúp tăng lượng máu, cũng như dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai, vào tới bào thai. Nó cũng là tư thế giúp thận của mẹ bài tiết chất thải hiệu quả, hạn chế chứng phù ở chân, tay và mắt cá chân.
Tốt nhất, bạn nên bắt đầu luyện thói quen ngủ nghiêng bên trái từ giai đoạn đầu của thai kỳ bất cứ khi nào có thể. Tất nhiên, giữ nguyên một vị trí trong suốt đêm thì không thoải mái chút nào, vì thế, bạn có thể thay đổi vị trí linh hoạt.
Nếu bạn có thói quen nằm ngửa, cần tránh ngủ nhiều ở vị trí này nhất là trong những tháng cuối. Bởi vì:
- Khi nằm ngửa, trọng lượng thai đè lên xương sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu chính của mẹ. Điều này dẫn tới tình trạng đau cơ, bệnh trĩ, làm chậm tuần hoàn.
- Nằm ngửa nhiều còn khiến huyết áp bị hạ, làm người mẹ có cảm giác chóng mặt.
- Ngủ ngửa còn có thể gây ngáy, kết hợp với sự tăng trọng lượng của mẹ có thể dẫn tới chứng ngưng thở tạm thời khi ngủ.
Ngọc Bình
- Bi hài chuyện nghén (08:35:00 07/06/2011)
- Trống rỗng trên giường (08:26:00 07/06/2011)
- Bé chửi bậy vì bắt chước ông bà (20:20:00 05/06/2011)
- Phân vân cho chị chồng vay tiền (20:14:00 05/06/2011)
- Bị chồng ghét (08:39:00 03/06/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |