Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Đắn đo gửi con về quê cho ông bà
23:46:20 29/04/2011
Hoa được mẹ chồng lên trông cháu từ khi mới sinh. Đến nay, cu Tôm được 1 tuổi rưỡi, bà nội muốn về quê nhưng lại nằng nặc không muốn cho cháu đi gửi trẻ sớm.
“Bà bảo thằng Tôm còn bé quá, ăn phải nịnh mãi mới hết bát cháo nhỏ, khi ngủ cũng phải ru đứt hơi. Đi gửi trẻ, người ta có chăm nom con cháu mình chu đáo đâu. Thôi để nó về với ông bà 1 năm” – Hoa kể.
Mẹ chồng Hoa cho rằng nhà cửa dưới quê rộng rãi thoáng mát, cu Tôm tha hồ chạy nhảy. Rau thịt ông nội tự tăng gia nên không lo hóa chất độc hại. Cu Tôm cũng phải cai sữa để ham ăn, mau lớn hơn. Hơn nữa, do ở với bé từ nhỏ nên cu cậu bện bà, cứ quấn lấy bà mà “lạnh nhạt” với mẹ nên không lo về quê, cu cậu sẽ nhớ mẹ.
“Hai vợ chồng mình lương tổng cộng 9 triệu một tháng. Bây giờ vừa phải thuê nhà, vừa thuê người trông Tôm thì cũng eo hẹp lắm. Nếu gửi trẻ tư nhân nhỏ nhỏ gần chỗ mình ở thì chi phí đỡ hơn nhưng bà nội không yên tâm” – Hoa tâm sự. Hoa cũng muốn gửi con về quê nhưng quê nội xa quá (tận trong Quảng Bình). Hoa biết bà nội chăm cháu chu đáo đấy nhưng mẹ nào xa con mà yên tâm được. Với lại, theo Hoa, gửi con một vài tuần về quê cho ông bà thì không sao chứ gửi cả năm, khéo con trai quên mặt mẹ thì khổ lắm. Đắn đo mãi, đến giờ Hoa vẫn chưa quyết định được.
“Chồng mình công tác xa. Nhà chỉ có hai mẹ con mà giờ lại gửi cháu về quê thì mình cô đơn lắm” – Minh bộc bạch.
Bố mẹ chồng muốn Minh đi – về nhưng mỗi ngày 2 lượt, tổng cộng là 80km chạy xe máy, chưa kể mưa gió, ốm mệt khiến Minh kham không nổi. Minh định cuối tuần mới về thăm con một lần nhưng như thế, cô thấy vẫn lâu quá. Mấy hôm gửi thử con cho ông bà nội, Minh không thể tập trung đầu óc làm việc được vì lúc nào cũng băn khoăn không biết con ăn ngon, ngủ ngon không...
Vài ngày nữa, Minh định đón con lên nhưng lại ngại bà nội giận vì công việc của Minh hay phải làm thêm giờ.
Ở vào những trường hợp này, tốt nhất ông bà, bố mẹ nên ngồi lại cùng bàn bạc để chọn phương án tối ưu cho các bé: có về quê để ông bà trông không? Nếu không muốn gửi con cho ông bà thì cha mẹ cần xác định sẽ tìm người trông bé hay cho con gửi trẻ? Kinh tế của gia đình thế nào? Công việc và điều kiện của cha mẹ có ảnh hưởng đến việc chăm sóc con không? Ý kiến của ông bà ra sao... Nếu muốn, có thể nhờ ông bà trông con giúp trong thời gian ngắn (để cai sữa chẳng hạn). Thời gian này, cha mẹ cũng có thể thu xếp để tìm người trông bé hay cho đi gửi trẻ...
Nếu vì điều kiện nào đó phải gửi con về quê cho ông bà trông thì nên xác định trước những khó khăn: phải xa con, không được nuôi dạy con theo ý mình, nhớ con... Tuy nhiên, cha mẹ có thể tranh thủ về thăm con, gọi điện thoại cho ông bà để nắm tình hình của con... Nếu tìm được nơi trông trẻ tốt thì có thể đón con lên để cha mẹ - con cái được sum vầy.
“Bà bảo thằng Tôm còn bé quá, ăn phải nịnh mãi mới hết bát cháo nhỏ, khi ngủ cũng phải ru đứt hơi. Đi gửi trẻ, người ta có chăm nom con cháu mình chu đáo đâu. Thôi để nó về với ông bà 1 năm” – Hoa kể.
Mẹ chồng Hoa cho rằng nhà cửa dưới quê rộng rãi thoáng mát, cu Tôm tha hồ chạy nhảy. Rau thịt ông nội tự tăng gia nên không lo hóa chất độc hại. Cu Tôm cũng phải cai sữa để ham ăn, mau lớn hơn. Hơn nữa, do ở với bé từ nhỏ nên cu cậu bện bà, cứ quấn lấy bà mà “lạnh nhạt” với mẹ nên không lo về quê, cu cậu sẽ nhớ mẹ.
“Hai vợ chồng mình lương tổng cộng 9 triệu một tháng. Bây giờ vừa phải thuê nhà, vừa thuê người trông Tôm thì cũng eo hẹp lắm. Nếu gửi trẻ tư nhân nhỏ nhỏ gần chỗ mình ở thì chi phí đỡ hơn nhưng bà nội không yên tâm” – Hoa tâm sự. Hoa cũng muốn gửi con về quê nhưng quê nội xa quá (tận trong Quảng Bình). Hoa biết bà nội chăm cháu chu đáo đấy nhưng mẹ nào xa con mà yên tâm được. Với lại, theo Hoa, gửi con một vài tuần về quê cho ông bà thì không sao chứ gửi cả năm, khéo con trai quên mặt mẹ thì khổ lắm. Đắn đo mãi, đến giờ Hoa vẫn chưa quyết định được.
Minh (Đống Đa, Hà Nội) cũng được mẹ chồng gợi ý đem cô con gái (gần 2 tuổi) về quê (cách 40km) cho ông bà trông. Trước đây, mẹ chồng Minh cũng lặn lội lên Hà Nội trông cháu. Bây giờ, bà nọi muốn về và đề xuất mang theo cháu về quê ở cùng ông bà một thời gian.
“Chồng mình công tác xa. Nhà chỉ có hai mẹ con mà giờ lại gửi cháu về quê thì mình cô đơn lắm” – Minh bộc bạch.
Bố mẹ chồng muốn Minh đi – về nhưng mỗi ngày 2 lượt, tổng cộng là 80km chạy xe máy, chưa kể mưa gió, ốm mệt khiến Minh kham không nổi. Minh định cuối tuần mới về thăm con một lần nhưng như thế, cô thấy vẫn lâu quá. Mấy hôm gửi thử con cho ông bà nội, Minh không thể tập trung đầu óc làm việc được vì lúc nào cũng băn khoăn không biết con ăn ngon, ngủ ngon không...
Vài ngày nữa, Minh định đón con lên nhưng lại ngại bà nội giận vì công việc của Minh hay phải làm thêm giờ.
Ở vào những trường hợp này, tốt nhất ông bà, bố mẹ nên ngồi lại cùng bàn bạc để chọn phương án tối ưu cho các bé: có về quê để ông bà trông không? Nếu không muốn gửi con cho ông bà thì cha mẹ cần xác định sẽ tìm người trông bé hay cho con gửi trẻ? Kinh tế của gia đình thế nào? Công việc và điều kiện của cha mẹ có ảnh hưởng đến việc chăm sóc con không? Ý kiến của ông bà ra sao... Nếu muốn, có thể nhờ ông bà trông con giúp trong thời gian ngắn (để cai sữa chẳng hạn). Thời gian này, cha mẹ cũng có thể thu xếp để tìm người trông bé hay cho đi gửi trẻ...
Nếu vì điều kiện nào đó phải gửi con về quê cho ông bà trông thì nên xác định trước những khó khăn: phải xa con, không được nuôi dạy con theo ý mình, nhớ con... Tuy nhiên, cha mẹ có thể tranh thủ về thăm con, gọi điện thoại cho ông bà để nắm tình hình của con... Nếu tìm được nơi trông trẻ tốt thì có thể đón con lên để cha mẹ - con cái được sum vầy.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- 'Chất xúc tác' của ly hôn (14:18:00 28/04/2011)
- Ấm ức vì mẹ chồng coi thường (00:47:00 27/04/2011)
- Chán chồng, 'ăn nem' với người cũ (10:20:00 25/04/2011)
- 'Cơn nghiện' mua sắm (11:12:00 22/04/2011)
- Châm ngòi thói vũ phu (14:08:00 21/04/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Đắn đo gửi con về quê cho ông bà
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo