Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Xót ruột vì con nghiện cắn móng

09:41:20 21/11/2010
Trông thấy cu Sếu (3 tuổi) gặm móng tay đến trụi lụi, trơ lớp thịt bên trong, Thuận xót ruột, lườm mắt quát con. Cu Sếu mếu máo ‘vâng dạ’ nhưng một lát sau lại tiếp tục gặm móng tay và quên lời mẹ dặn.

“Hồi bé cháu nhà mình rất hay mút tay. Cu cậu ăn no, đưa tay vào miệng rồi nôn ọe hết. Nhiều lần như thế, mỗi lần cho con ăn xong là phải đưa cháu đi chơi, chỉ cho xem cái này, cái kia để con quên mút tay. Bỏ được tật mút tay thì cháu lại sa vào gặm móng tay. Cháu gặm móng liên tục, gặm đến rướm máu, kêu đau nhưng lần sau lại gặm tiếp” – Thuận chia sẻ.

Thuận giải thích cho con rằng gặm móng sẽ bị đau bụng phải đi bệnh viện tiêm, cô thấy con cũng biết sợ. Thế nhưng chỉ một loáng sau là đâu lại vào đó.

 

Cùng hoàn cảnh như Thuận, Kiều (Đống Đa, Hà Nội) có cô con gái (gần 4 tuổi) rất thích cắn móng tay. “Cháu cắn móng tay nhiều đến độ cả tháng trời, mình chẳng phải cắt móng tay cho con lần nào. Có những lúc thấy móng tay của con chỉ còn độ một nửa mà xót xa” – Kiều chia sẻ.

Biết con gái thích làm công chúa, Kiều “dụ” con phải để móng tay dài ra, tô sơn hồng thì mới làm được công chúa, bé nhà Kiều hào hứng lắm. “Thế nhưng một lúc sau là lời mẹ như gió bay thôi, con mình vẫn gặm móng đều đều. Nhiều lần, cháu còn gặm cả móng chân nữa” – Kiều nói.

Còn Nhung (Long Biên, Hà Nội) nhiều lần quát con gái (gần 3 tuổi) gặm móng tay không thành công đã nghĩ cách, bôi dầu gió vào 10 đầu ngón tay của con. “’Con gặm móng tay là dầu gió làm cháy ruột, mẹ không cứu được đâu’ – mình dọa cháu thế. Cháu nhà mình có vẻ sợ và ít cắn móng hơn hẳn. Tuy nhiên, có lúc vô tình gặm móng, thấy con gái sụt sùi: ‘Mẹ ơi, cháy ruột’ mình phải giải thích ngay: ‘Một ít thì không sao đâu con’” – Nhung kể.

“Chiêu” này được Nhung áp dụng khi ở nhà với con. Còn những khi vắng nhà, Nhung chắc bé nhà mình vẫn gặm móng tay như thường.

Đánh lạc hướng bé

Gặm móng tay cũng như một số thói quen xấu phổ biến khác ở bé như mút tay, ngoáy mũi, kéo tóc... có thể tạm chấm dứt khi bé bận bịu với hoạt động nào đó. Mỗi lần thấy con chuẩn bị gặm móng, cha mẹ có thể bày với con một trò chơi, đưa bé đi chơi... để bé vượt qua “cơn nghiện”.

Hành động gặm móng tay của bé chỉ là một thói quen. Vì thế, việc quát mắng, dọa nạt, trách phạt bé đôi khi không hiệu quả. Vài lời nói gặm móng tay là bẩn, là đau của mẹ không thể chấm dứt thói quen này ở bé. Do đó, cha mẹ cần kiên trì. Thường thì ở một giai đoạn nào đó, bé liên tục gặm móng tay, qua giai đoạn ấy, bé sẽ hết thói quen này.

Trong vài trường hợp, gặm móng tay thể hiện sự căng thẳng thật sự ở bé. Lúc này, cha mẹ có thể tìm hiểu những nguyên nhân có thể gây lo lắng cho bé để điều chỉnh. Nếu thấy lo ngại, có thể nhờ bác sĩ chuyên môn tư vấn.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cắt móng tay và vệ sinh bàn tay thường xuyên cho con. Các đầu móng tay dễ bị xước, xù xì khiến bé cứ muốn gặm mãi. Vệ sinh sạch bàn tay còn giúp bé tránh được những mầm bệnh nguy hiểm.

Nhiều người mẹ chọn cách bôi dầu (thuốc) cay vào đầu ngón tay để dọa cho bé sợ. Tuy nhiên, việc dọa nạt bao giờ cũng ảnh hưởng đến tâm hồn còn non nớt của bé. Chứ kể, nhiều loại dầu (thuốc) không được chỉ định của bác sĩ nhưng cha mẹ dùng tùy tiện. Nếu muốn bôi thuốc vào đầu ngón tay của con, nên hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận.

Quấn gạc vào đầu móng tay bé hay gặm cũng là một cách. Điều này nhắc nhở bé kịp thời nếu bé có lỡ gặm móng tay. Trong khi đó, đeo găng tay cho con cũng giúp hạn chế tổn thương do gặm móng nhưng cách này không phổ biến và gây nhiều khó khăn, bởi bé không chịu hợp tác.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo