- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Khi bé vặn vẹo: "Mẹ còn tiền mà"
Lúc đi siêu thị với mẹ, cu Bom (4 tuổi) nằng nặc đòi mua thêm kem, dù Thúy (mẹ bé) đã bỏ một hộp kem cốm vào giỏ. Thuyết phục con không được, Thúy đành nói: ‘Mẹ hết tiền rồi’ thì cu Bom bất ngờ ‘lý sự’: ‘Mẹ còn nhiều tiền mà. Đây này, trong ví của mẹ còn đầy’.
Khi đó, Thúy chỉ cười, chứ không biết phải trả lời cu cậu thế nào. Tuy nhiên, Thúy cho biết, cô mừng vì cu Bom không đòi mua gì thêm nữa. Những lúc thấy con đòi mua gì mà muốn từ chối, Thúy đều lắc đầu: “Mẹ hết tiền” rồi mặc bé “lý sự” vòng vo, cô không giải thích gì thêm. Có khi, cu Bom còn vặn vẹo: “Bà ngoại bảo mẹ giàu lắm, mẹ không bao giờ hết tiền đâu” hay “Nhà mình giàu lắm, giàu thì mẹ mới có ôtô chứ” khiến Thúy chẳng nói được câu nào.
Có cô con gái cùng tuổi với cu Bom nhà Thúy là anh Mạnh (quận Đống Đa, Hà Nội). Anh Mạnh cho biết, bé Suri nhà anh rất thích ăn xúc xích. Lần nào đi cùng bố ngang qua cửa hàng ở đầu phố, Suri cũng kéo tay bố đòi mua xúc xích. Nhiều lần muốn từ chối con, anh Mạnh bảo: “Bố hết tiền rồi” nhưng Suri nhanh nhảu: “Bố còn đầy tiền” hoặc: “Bố về xin mẹ đi. Hay bố xin bà nội cũng được. Bà nội còn nhiều tiền lắm”. Anh Hải cũng lúng túng không biết giải đáp thế nào để con hết đòi.
Nếu chỉ nói ‘Mẹ hết tiền rồi’, bé có thể biết mẹ đang nói dối
Thông thường, khi thấy con vòi vĩnh quá, cha mẹ không biết làm thế nào, đành nói: “Mẹ (bố) hết tiền rồi”. Nếu thấy bố mẹ hết tiền thật, bé sẽ thông cảm mà không đòi nữa. Nhưng cũng có trường hợp, bố mẹ chỉ nói vậy để cho xong chuyện. Khi bé nhận thức tốt, bé sẽ biết bố mẹ đang nói dối và vặn vẹo: “Bố (mẹ) còn tiền mà”.
Vì thế, nếu chỉ nói: “Mẹ hết tiền rồi” thì không đủ sức thuyết phục, nhất là khi bé thấy ví mẹ còn tiền hoặc biết nhà mình giàu. Lúc này, phụ huynh không cần nói tránh mà có thể chia sẻ thẳng thắn: “Mẹ vẫn còn tiền nhưng mỗi tháng, bố mẹ chỉ được lĩnh lương một lần. Tiền đó để mua gạo, mua thịt, mua sữa cho con…”. Sau đó, nhấn mạnh với bé rằng, số tiền mua quà cho bé đã hết, cha mẹ cần mua nhiều thứ nữa…
Cha mẹ cũng nên là tấm gương trong chi tiêu với con cái. Diệp (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Vợ chồng mình thu nhập khá. Nhưng bao giờ mình cũng dạy con tiết kiệm. Chẳng hạn, lúc đưa con đi chợ, cháu rất chăm chú vì thấy mẹ mặc cả vài nghìn đồng với bà bán bưởi”. Những đồng tiền lẻ cũng được Diệp dạy con gái tiết kiệm để xây dựng thói quen tốt cho con ngay từ nhỏ.
Diệp tâm sự, con gái cô cũng có lần hỏi: “Nhà mình giàu không mẹ?”. Diệp chỉ giải thích cho con rằng, bố mẹ đã làm việc rất vất vả và chăm chỉ mới có tiền đưa con đi học vẽ, học đàn, mua búp bê, giày dép cho con… “Nếu con đòi nhiều thứ, mẹ sẽ phải làm nhiều để kiếm tiền, mà làm nhiều thì mẹ sẽ ốm. Con có muốn mẹ ốm không?” – Diệp kể và cô rất vui vì thấy con gái lắc đầu: “Con không muốn mẹ ốm đâu”.
Nhiều cha mẹ không ngần ngại đáp ứng mọi yêu cầu của con, bởi họ suy nghĩ: “Mình đã vất vả nên muốn con cái phải sung sướng” nhưng điều này là không nên. Phụ huynh vô tình dạy con lãng phí, không biết quý trọng sức lao động, coi vật chất là tất cả… và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé bây giờ và về sau này.
Ngọc Bình
- Lý do chồng lập quỹ đen (09:37:00 30/08/2010)
- Chồng sắp cưới có 'con rơi' (14:02:00 27/08/2010)
- 'Nhân ưu, chia khuyết' để giữ hạnh phúc (13:56:00 27/08/2010)
- Chiều chị dâu mà vẫn bị chê (14:47:00 26/08/2010)
- Xích mích vì kể xấu quê chồng (11:32:00 24/08/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |