- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Đối đáp khi bé hỏi lắt léo
Hôm nào được mẹ đón ở lớp mẫu giáo, bé Na cũng lanh chanh hỏi mẹ đủ thứ: ‘Sao hoa màu vàng, sao lá có màu xanh?’, ‘Sao ôtô có 4 bánh, còn xe máy của mẹ chỉ có 2 bánh?’, ‘Sao mẹ mặc váy, còn bố của bạn Nhím lại mặc quần?’…
Nhiều lúc bực dọc, My (mẹ bé Na) phải quát: “Có yên cho mẹ lái xe không?”. Ban đầu thấy con hay hỏi, My rất mừng vì nghĩ bé lanh lợi, thông minh. Cô hào hứng trả lời mọi thắc mắc của con. Tuy nhiên, càng ngày Na càng hỏi những câu “hiển nhiên đúng” hoặc “tự nhiên nó thế” mà mẹ chẳng biết đối đáp thế nào, ví như: “Sao mưa từ trên trời rơi xuống mà không phải từ đất chui lên?”, “Sao lại gọi là đũa?”, “Sao bật điện thì sáng?”, “Sao ăn cơm lại no?”… Nhiều lúc mệt mỏi, lại đau đầu với hàng mớ thắc mắc của con, My lớn tiếng: “Đừng hỏi vớ vẩn, mẹ đang bận”.
Cũng thường xuyên phải trở thành “giáo sư biết tuốt” cho cu Bon (cậu con trai 3 tuổi) là Đào (Thanh Xuân, Hà Nội). Đào kể, hôm trước khi nghe mẹ đọc truyện, cu Bon bỗng dưng hỏi: “Sao lại đựng táo trong giỏ hả mẹ? Con đựng táo trong cái bút bi này có được không?”.
Thấy con hỏi “cắc cớ”, Đào chỉ tay vào cái cốc đặt trên bàn và cầm một chiếc bút chì màu của con, hỏi: “Cốc để làm gì, bút để làm gì hả Bon”. Cu cậu nhanh nhảu: “Cốc để con uống nước, còn bút để vẽ”. Đào hỏi tiếp: “Thế mẹ có dùng bút để uống nước và dùng cốc để vẽ tranh được không”, cu Bon lắc đầu: “Không”. Cuối cùng, Đào nhấn mạnh với con là mỗi đồ vật có một đặc điểm riêng và để dùng vào một việc gì đó.
Từ đấy về sau, mỗi khi con hỏi khó, Đào sẽ hỏi lại: “Thế con có biết vì sao tai để nghe, còn mắt để nhìn không?” và cô thấy, con trai thôi không hỏi nữa mà tự hiểu đó là chuyện dĩ nhiên.
Khi cha mẹ ở thế ‘bí’
Nhiều cha mẹ lúng túng với câu hỏi tại sao của bé nên nói tránh, lờ đi hoặc đùn đẩy sang người khác. Theo các chuyên gia, ở độ tuổi 3-4, ngôn ngữ của bé phát triển khá tốt nhưng còn rất nhiều điều bé muốn khám phá. Vì thế, bé liên tục “tra tấn” cha mẹ với hàng tá câu hỏi tại sao. Cũng có khi bé chỉ hỏi để muốn giao tiếp với cha mẹ và gây chú ý. Cha mẹ gắng sức giải thích thì bé tỉnh bơ như không, chứ không phải lắng nghe chăm chú rồi ghi nhớ để lần sau không hỏi nữa như cha mẹ vẫn tưởng.
Vì thế, với những câu quá “cắc cớ”, không cần vội giải thích rắc rối mà hãy hỏi lại: “Đố con biết tại sao?”. Điều này còn giúp kích thích bé tư duy. Nếu bé lém lỉnh: “Con không biết đâu, mẹ nói đi” thì có thể đáp: “Để mẹ nghĩ xem, câu này khó đấy. Hai mẹ con cùng nghĩ mới được”. Hoặc cố tình nói sai để kích thích bé đối đáp.
Khi trả lời bé, cần chú ý đến cảm xúc, mong muốn của bé. Điều kỵ nhất là cau có, tảng lờ hoặc đùn đẩy sang người khác khi bé hỏi. Nếu thấy khó đi vào câu trả lời trực tiếp, có thể kể một câu chuyện thú vị có liên quan để kích thích bé tư duy và suy luận.
Những câu hỏi của bé khiến cha mẹ đau đầu nhất là về chủ đề giới tính và cái chết. Phụ huynh không cần né tránh, tùy từng độ tuổi của con mà có cách giải thích phù hợp. Với cái chết, không quát nạt hoặc nghĩ con nói “xằng bậy”, mà hãy nói nhẹ nhàng, đó là chuyện tự nhiên, ai cũng phải trải qua.
Ngọc Bình
- Ghen hoang tưởng (14:00:00 20/08/2010)
- Chồng 'nhác việc nhà' (13:58:00 20/08/2010)
- Vợ như tắc kè hoa (09:47:00 19/08/2010)
- Tìm đến người xưa vì bạn đời mải việc (09:24:00 18/08/2010)
- Khổ mấy vẫn thích ở riêng (08:38:00 16/08/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |