Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bé ghen tị và bắt nạt em

20:12:15 17/05/2013
Cu Banh (4 tuổi) luôn tỏ ra ghen tị với em Xù (gần 2 tuổi). Trước đây, Banh ngoan và thích nhường nhịn em. Tuy nhiên, dạo gần đây cu cậu đổi tính, luôn miệng sai em Xù thu dọn đồ chơi hoặc làm việc vặt cho mình.Nếu làm gì sai mà bị mẹ mắng, Banh sẽ tìm cách đổ lỗi: “Tại em Xù đấy. Không phải con”. Xù cũng không vừa, nhiều lúc bị anh bắt chơi trò này, không được chơi trò kia, bé tức tối phản ứng lại. Khi thì bé lao vào cắn anh, lúc lại ném tung và làm hỏng đồ chơi của anh. Cu Banh quyết không chịu nhường em, thế là hai anh em lại “chí chóe”.Hòa (mẹ cu Banh) cho biết: “Bảo nhường em thì cháu rất khó chịu, tìm cách chống đối. Cu em thấy anh ở đâu là sà tới, thấy anh xếp mô hình là chực nhào vào phá đám. Những lúc ấy cả nhà lại náo loạn cả lên. Tôi đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không chấm dứt được”.
Ảnh minh họa.
Thủy Anh (TP HCM) cũng tỏ ra lo lắng vì bé Suri (3 tuổi) luôn cáu bẳn, vít đầu, cấu véo em Suti (1 tuổi). Thỉnh thoảng, bố mẹ nhắc nhở, Suri ngoan và nhường em ngay. Tuy nhiên cũng có khi bé đổi tính, không nhường cho em mà khóc ăn vạ.Hôm trước, Suri có một bông hoa giấy. Suti thích, đòi nhưng chị không cho. Dù bà nội bảo phải nhường em vì em còn nhỏ nhưng Suri hờn khóc, vò nát bông hoa và ném vào thùng rác. Bà nội tức giận nên mắng Suri, thế là tối ấy, Suri dỗi, không ăn cơm khiến cha mẹ phải dỗ.Giải quyết mâu thuẫn giữa các béXung đột, tranh giành giữa các anh chị em trong nhà là điều rất bình thường. Cuộc tranh giành càng “khốc liệt” hơn giữa chị và em gái, anh và em trai, nhất là khi không chênh nhau nhiều tuổi. Nếu cha mẹ không khéo giải quyết có thể khiến bé bị rối nhiễu tâm lý. Một số bé trở nên tham lam, ích kỷ, cục cằn.Dưới đây là một số gợi ý giúp cha mẹ giải quyết mâu thuẫn giữa các bé:- Chấp nhận tâm lý của bé lớn: Trước khi có em, các bé thường được cưng chiều và là số 1 trong nhà. Khi em ra đời, ngôi vị của bé lớn bị soán mất. Cả nhà dành tình yêu và quan tâm cho bé nhỏ hơn vì thế có thể khiến bé anh (chị) hằn học.
Ngoài ra, bé chơi với em theo cách của bé nhưng lại là nguy hiểm với cha mẹ. Chẳng hạn, bé trùm chăn lên mặt em để chơi trò trốn tìm thì bị mẹ quát: “Không được trùm lên mặt em”; bé ném đồ chơi vào người em để chơi trò tung – hứng cũng bị mẹ giận dữ: “Sao lại ném em?”… - Dạy bé thích nghi với em: Có thể dạy bé lớn cách chơi với em an toàn và thích hợp. Cùng chơi với các con, hướng dẫn và khuyến khích các bé vui chơi cho đến khi cha mẹ thấy các bé đã “hòa bình” thì để hai bé chơi với nhau. Điều này là rất quan trọng. - Cân nhắc với ngôn từ: Cha mẹ không nên đổ lỗi tất cả cho bé lớn. “Không đi công viên được, em còn đang ngủ”, “Trật tự ngay, con làm em thức giấc bây giờ”, “Mẹ đang cho em ăn, con đừng làm phiền”… là những câu mà bé lớn hay phải nghe nhất. Chúng chỉ khiến bé ghen tị và xa lánh em mình nhiều hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên dùng các câu thay thế: “Mẹ sẽ đưa con đi công viên vào buổi chiều”, “Mẹ sẽ giúp con sau 10 phút nữa”…- Khen ngợi, ủng hộ khi bé chăm em: Bất kỳ khi nào thấy bé lớn nhẹ nhàng chơi với em, phụ huynh cần khen ngợi. Có thể cổ vũ bé: “Con ôm em đi. Con thơm em đi” để bé thấy cảm giác tự hào về em mình. Hãy để anh (chị) mở quà tặng cho bé em và sử dụng máy chụp ảnh để chụp ảnh em. Cũng có thể dạy bé lớn mặc quần áo cho em, thoa kem dưỡng da cho em…- Không so sánh: So sánh anh chị em ruột là thói quen của rất nhiều người lớn. Cha mẹ nghĩ so sánh sẽ giúp bé có động lực cố gắng. Tuy nhiên, kết quả có khi ngược lại vì sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn.- Làm gương: Các bé rất thích bắt chước cha mẹ. Vì thế, nếu phụ huynh thích dùng bạo lực với con thì bé có thể sẽ nhiễm tính này.- Hành động nhanh chóng: Mỗi khi nhìn thấy bé lớn chuẩn bị gây gổ với em, phụ huynh cần can thiệp sớm. Có thể nhắc: “Không được đánh em nhé”. Nếu bé vẫn tiếp diễn, cần cách ly các bé và nhắc bé lớn: “Con đánh em là mẹ phạt con ngồi một mình ở đây”.- Đừng bỏ quên bé lớn: Khi bé ghen tị và hằn học với em chứng tỏ bé đang cảm thấy mất công bằng. Cha mẹ nên dành sự quan tâm cho bé lớn, chơi với bé, trò chuyện, đọc sách cho bé nghe, nói rằng cha mẹ luôn yêu các bé… Những hành động gây gổ ở bé chỉ là tạm thời. Bé sẽ vui vẻ nhường nhịn em nếu thấy được cha mẹ đối xử công bằng.  Ngọc Bình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo