Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Khổ vì vợ và em gái không ưa nhau

20:14:36 17/05/2013
Đang 'bon bon' trên đường, điện thoại trong túi quần anh Quang reo. Đầu dây bên kia, mẹ anh xối xả: ‘Sao anh chị lại đuổi em gái mình ra khỏi nhà? Nó sắp thi đến nơi’. Chưa hiểu đầu đuôi thế nào nên anh Quang thông báo gọn: “Con đang ở ngoài đường. Lát về nhà con gọi lại” rồi anh hối hả về nhà. Mới thấy mặt chồng ở cửa nhà, vợ anh đã “nhảy xổ” ra: “Anh về mà xem, cái Ly em anh không lo ôn thi, suốt ngày nhắn tin vớ vẩn. Em nhắc một câu mà nó đã vùng vằng bỏ đi”. Em gái anh Quang năm ngoái thi trượt Đại học, hiện, đã lên trọ học cùng vợ chồng anh. Từ đó là những ngày anh sống trong một “mớ bòng bong” phàn nàn: em gái khó chịu với chị dâu, gọi về than thở với mẹ - mẹ anh tức tốc “alo” lên cho con trai; vợ anh “ngứa mắt” với em dâu, chỉ chờ thấy mặt chồng là kể lể, phân bua bất kể là giờ đi ngủ hay trước lúc đi làm: “Anh xem, cô Ly đã thi trượt một năm còn lười học. Đi học thêm gì mà son son, phấn phấn” hay: “Nó ăn xong rồi ngồi như VIP để ‘con osin’ này hầu hạ”. Anh an ủi vợ: “Em nó còn nhỏ, lại bận học, em chịu khó!” thì vợ “sụt sịt” cho rằng, anh chỉ nghĩ đến em gái. Không ít lần, anh tìm cách góp ý với em gái: “Chị đi làm về mệt, em chịu khó cơm nước hộ chị” nhưng em gái anh “ngúng nguẩy” bảo: “Không làm đâu”. Ngay lập tức, anh lại nhận được điện thoại của mẹ đẻ dưới quê, than phiền: “Sao cái Ly bảo không có thời gian để học vì chị dâu sai nhiều việc quá?”. Báo hại, anh phải hết lời phân trần với mẹ. Đợi mãi không thấy em về, anh Quang gọi điện thì em gái dỗi: “Chị dâu phải xin lỗi thì em mới về”. “Truyền đạt” lại, vợ anh “nhảy dựng” lên: “Em làm gì sai mà bảo em phải xin lỗi”. Mẹ anh cứ gọi điện giục hỏi: “Em gái về chưa?”. Cùng cảnh với anh Quang, anh Hà (Từ Liêm, Hà Nội) liên tục bị em gái “bắn tỉa” tin nhắn nói xấu chị dâu. Sắp đến giờ ăn trưa, anh Hà nhận được tin nhắn từ em gái: “Anh cứ mơ vợ đẹp cho lắm vào. Về mà xem vợ đẹp của anh chẳng biết pha một bát nước chấm cho ra hồn khi nhà có khách”. Vợ anh Hà đang tạm ở nhà chăm con. Em gái anh đang thời kỳ thất nghiệp. Hôm ấy, nhà có hai bác ở dưới quê lên chơi, vợ anh vụng về chuyện bếp núc nên toàn bị em dâu công kích sau lưng. Anh cũng ngượng với yếu điểm của vợ nên chẳng dám “ho he”. Thành thử, nhận được tin nào của em gái, anh Hà toàn làm ngơ, chứ nhắn lại, anh cũng không biết nhắn gì. Có lần, vợ anh đọc được tin nhắn “nói đểu” của em dâu, tức tối, soan tin: “Chuyện của tao, không cần mày quan tâm” rồi bắt chồng nhấn nút gửi. Anh cự lại. Kết quả, vợ chồng “không thèm” nhìn mặt nhau gần tháng trời. Bây giờ, có tin nhắn “kể khổ” nào từ em gái là anh xóa vội. Có khi, anh phải nài nỉ: “Anh biết rồi, anh xin em đừng nhắn tin thế này nữa”. Nỗi khổ biết ngỏ cùng ai Những sứt mẻ trong mối quan hệ chị dâu – em chồng hoặc con dâu – nhà chồng cũng khiến người chồng bị dồn vào thế bí. Theo phe nọ thì mất lòng phe kia. Cho nên, nhiều anh chọn giải pháp “im lặng và chuồn êm”. Tuy nhiên, ở vào vị trí trung gian thì nếu người chồng ý thức được trách nhiệm của mình sẽ tăng mối quan hệ tình cảm cho vợ và nhà chồng. Ngược lại, nếu mất thăng bằng dễ làm vấn đề thêm rắc rối. Người vợ dễ tủi thân vì với chồng em gái ấy là nhất, ý kiến của mình không được coi trọng nữa. Nếu người vợ thông cảm cho nỗi khổ này của chồng, kiên nhẫn và tâm lý bàn cách tháo gỡ với chồng (thay vì gây sức ép) thì là cách giữ hạnh phúc tốt nhất.  Ngọc Bình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo