Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Dọa cho con hết ăn vạ

20:16:19 17/05/2013
Bé Zon Zon (2 tuổi) khóc đòi ăn mít trong khi người bé nổi đầy rôm vì nắng nóng. Giải thích mãi mà con không chịu nghe, Huế (mẹ bé) nhẹ nhàng: ‘Con lên giường, nằm chổng mông lên, sẽ được mít’. Tưởng mẹ nói thật, bé Zon Zon ngoan ngoãn lên giường và làm đúng theo yêu cầu của mẹ. Lúc đó, Huế liền nhanh tay với lấy cái thước kẻ, vụt nhẹ vào mông con. Mỗi lần vụt, cô lớn tiếng: “Mít này, mít này. Còn đòi mẹ ăn mít nữa không?”. Bé Zon Zon sợ hãi khóc và không dám đòi ăn mít nữa. Từ hôm đó, mỗi lần thấy con ăn vạ, Huế nghiêm mặt nói: “Con lên giường, nằm chổng mông lên…”. Vừa nói đến đó, Huế đã thấy con có vẻ biết sợ, dù vẫn quấy khóc nhưng cũng không dám đòi nữa. Cùng chung tình trạng, Linh (Từ Liêm, Hà Nội) gần như hết cách với bé Subi (2 tuổi) nhà mình. Bữa cơm nào, thấy con cũng khua bát đũa ầm ĩ hoặc xúc món nọ, đổ vào món kia, Linh quyết định phạt con theo cách cô học được từ bạn đồng nghiệp: thử bỏ mặc để con phải qua cơn ăn vạ. Nhưng cách này chẳng ăn thua. Bé Subi sẽ bám rịt lấy chân của mẹ, khóc lóc vật vã. Linh chạy đi đằng nào, bé theo ngay sát đằng đó, rồi lăn đùng ra hoặc ngồi bệt xuống đất, bất kể là trong nhà hay ngoài đường. Một lần, Linh “xi tè” cho con nhưng bé Subi oằn người lên khóc, đòi theo bà nội. Dỗ con không được, Linh buộc một miếng vải dài vào “chim” của con. Sau đó, cô nhanh chóng cầm dao, thớt tới, dọa: “Con không nín là mẹ ‘chặt chim’”. Vừa nói, Linh vừa chặt “cộp” vào sợi vải khiến Subi co rúm vì sợ. Những lần sau, hễ thấy con khóc là Linh lại dọa “chặt chim”. Linh thấy con có vẻ sợ nên không dám ăn vạ nữa. Dọa con nên có chừng mựcKiểu dọa con như trường hợp đầu tiên (của Huế) có thể mang lại hiệu quả. Khi bé nhận ra mình bị mẹ lừa và cũng vì sợ bị đánh đòn nên không dám vòi vĩnh nữa. Tuy nhiên, với những tình huống cụ thể, cha mẹ cần giải thích cho con. Chẳng hạn: “Con đang bị ăn nổi rôm. Ăn mít nóng sẽ làm rôm càng nổi nhiều hơn. Đợi vài hôm nữa mát trời, mẹ sẽ mua cho con”. Sau đó, mẹ cần giữ lời với những gì đã nói cùng con. Với kiểu dọa con “kinh hoàng” hơn (trường hợp 2) thì sẽ có nguy cơ phản tác dụng. Tương tự, những kiểu dọa nạt bé không có cơ sở như dọa bị ma bắt, công an giam vào đồn, bán sang Trung Quốc hay để con chuột cắn mông… sẽ làm bé cứng đầu hơn do “nhờn thuốc”. Cha mẹ có thể thấy, ban đầu bé tỏ ra rất sợ hãi. Tuy nhiên, dần dần bé biết đó không phải sự thật thì bé không còn sợ nữa. Trường hợp bé còn quá nhỏ (chưa thể phân biệt được đó là lời dọa nạt) thì càng khiến bé hoảng loạn. Sự sợ hãi trong thời gian dài sẽ khiến bé tự ti, không dám khám phá thế giới xung quanh. Bé trở nên nghi ngờ và e dè. Dần dần, bé không dám bộc lộ bản thân, không dám đề xuất ý kiến gì với cha mẹ… Kết quả, bé có thể trở nên nhút nhát hoặc bị khủng hoảng tâm lý. Hơn nữa, với những bé “cứng đầu”, dọa nạt càng làm cho bé lầm lỳ, ương bướng và có khoảng cách với bố mẹ. Do đó, giải thích và phạt con theo cách nhẹ nhàng bao giờ cũng tốt hơn cả. Nếu muốn dọa nạt con, cha mẹ nên cân nhắc lợi ích cũng như tác dụng phụ của nó. Việc dọa nạt nên có điểm dừng. Không phải thấy con càng sợ hãi thì phụ huynh càng lấn tới.  Ngọc Bình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo