Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Đủ cách trị con ăn ngậm

20:19:47 17/05/2013
Có người mách: 'Bóp nhẹ mũi là con phải nuốt', Lan Anh áp dụng và thấy hiệu quả tức thì. Nhưng đến miếng thứ 5 thì bé phát hiện ra “âm mưu” của mẹ nên giãy nảy lên khóc lóc. Lan Anh cố bóp mũi con thì bé gào khóc, ho sặc sụa nên cô không dám nữa. Được một cô đồng nghiệp bày cách “lấy ngón tay tỳ nhẹ vào cằm con và kéo xuống. Bị kích thích nên con phải nuốt “ực”” nên Lan Anh thực hiện theo. Cả tuần vừa qua, việc cho con ăn đã dễ thở hơn nhưng Lan Anh sợ cách này chỉ là tạm thời, không kéo dài được lâu. Đến giờ, Lan Anh (quận Phú Nhuận, TP HCM) vẫn stress vì bữa ăn của con lúc nào cũng gần 2 tiếng đồng hồ. Lan Anh đã từng thử dùng bim bim “làm mồi”, lúc lại bật phim hoạt hình… nhưng kết quả không khả thi. Biết con thích kem nên mỗi thìa cháo, cô lại bỏ vào đó tí xíu kem. Bé ăn ngon miệng mà lại nhanh. Nhưng với nhiều món cháo không thể cho ăn cùng kem vì sợ tiêu chảy thì con lại ngậm như bình thường.    Cũng đã dùng cách “bóp mũi, ấn cằm con” nhưng Dương (Tây Hồ, Hà Nội) không thành công. Bé trai 10 tháng tuổi nhà Dương phản kháng dữ dội chứ nhất định không nuốt cháo. Hơn nữa, Dương thấy cách này khá nguy hiểm vì nó có thể khiến con bị sặc. Bé Sony nhà Dương không chỉ ăn cháo mà uống sữa cũng ngậm. Dương cho biết: “Thấy con ngậm là giải tán luôn. Cho con lăn lê một hồi là đói rồi phải ăn ‘thun thút’”. Dương kể, cô không đủ kiên nhẫn để “bày trò” dụ con, cứ để đói là con tức khắc phải ăn. Dương cho con ăn một thìa to rồi ngay lập tức đút thêm một thìa cháo nhỏ. Lúc đầy thức ăn trong mồm nên bé Sony phải nuốt vội. Lúc nào thấy con giở bài “ngậm” là Dương dùng một chiếc khăn ướt, lau mồm cho con. Bé Sony cứ thấy mẹ lau mồm là nuốt rất nhanh. Tuy nhiên, một bữa cháo mà lau mồm cho con đến hơn chục lần thì Dương lại sợ con sẽ bị rát miệng. Để con hết ngậm Ngậm thức ăn là thói quen phổ biến với nhiều bé. Khi ngậm, men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hóa thức ăn thành đường nên thức ăn có vị ngọt, càng khiến bé thích ngậm lâu. Cách chế biến thức ăn không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến bé ăn ngậm. Lười đổi món, món ăn quá nhuyễn so với độ tuổi của bé, bé lười ăn hoặc trong giai đoạn mọc răng cũng hay ăn ngậm. Nhiều bé do mải chơi nên quên nuốt thì lâu dần sẽ thành thói quen xấu. Một số cách để bé ăn ngoan: - Đổi món liên tục để bé ngon miệng, kích thích thèm ăn. - Có thể kết hợp nhiều món trong cùng một bữa, lúc thì miếng cháo, lúc thì miếng mỳ hay miếng hoa quả… - Nếu bé thích xúc ăn hoặc muốn bốc thức ăn thì có thể chiều bé. - Tránh mở tivi vì bé sẽ mất tập trung khi ăn. - Với bé 7-8 tháng tuổi nên cho ăn thức ăn sệt và đặc dần để phù hợp cho bé tập nhai. Thức ăn quá nhuyễn không hợp với độ tuổi của bé sẽ khiến bé lười nhai và càng thích ngậm. Nhưng nếu cho bé ăn cơm nát quá sớm thì bé chưa nhai được thức ăn cũng làm bé hay ngậm hơn. - Khen và động viên khi bé ăn ngoan.
Minh (Hà Nội) chia sẻ: "Bà nội cu Tôm bảo tớ rằng, suốt ngày bột thịt gà, thịt lợn đến người lớn còn chán nữa là trẻ con. Với cả bột nguội không ngon thì nó không thích nuốt là phải. Thế là từ đó, Tớ phải chịu khó đổi món cho con, đa dạng thịt, cá, tôm và các loại rau củ. Bột cho mỗi bữa của con thì tớ chia vào hai bát con. Mỗi lần ăn sẽ múc vào một bát con, bột vừa đủ ấm, lại không bị vữa nên bé Tôm ăn rất nhanh". Hương (Đà Nẵng) cũng cho biết: "Tôi thử cho con gái nhịn gần 6 tiếng đồng hồ rồi, nhưng không thấy con đói. Cho con một thìa cháo thì con lắc. Cố đút thì con lại ngậm. Cuối cùng thì phải đưa con đi khám bác sĩ dinh dưỡng. Một thời gian sau thì tình hình được cải thiện rõ rệt".
Ngọc Bình
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo