Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Thông gia "lục đục" vì chăm cháu
20:25:05 17/05/2013
‘Mai tôi không sang với con Tina nữa đâu’ – Hoài vừa dắt xe về đến cổng thì thấy mẹ đẻ vùng vằng đi ra. Hoài ngơ ngác, gọi: ‘Sao thế mẹ?’ thì nghe tiếng mẹ chồng trong nhà vọng ra: ‘Kệ bà ấy. Già rồi còn bảo thủ’.
Mẹ chồng Hoài kể tiếp: “Bà ấy cứ cho Tina đi chân đất. Nhắc đừng cho nó đi tất, kẻo lại bị ho và sổ mũi. Bà ấy lại bảo, ngày xưa toàn cho các con đi chân đất mà chúng nó khỏe như vâm. Rồi bà ấy còn cho cháu uống nước chanh có đá nữa. Phản đối lại tự ái, bỏ về”.
Do nhà ngoại cùng quận với nhà chồng nên từ hồi Hoài sinh con, mẹ đẻ của cô ngày nào cũng sang trông cháu cùng. Sáng, 8h là mẹ đẻ Hoài có mặt. Trưa, đến 10h bà phóng xe 5 phút về nhà, cơm nước cho chồng. Chiều, 2h sang với cháu. Khoảng 6h thì bà về nhà, lại lo cơm nước cho chồng.
Mẹ đẻ Hoài hiền nhưng hay để bụng. Trong khi đó, mẹ chồng cô thẳng tính, không biết nói khéo. Vì vậy, hai bà giận nhau quanh chuyện đóng bỉm - không đóng bỉnh; tắm – không tắm; gọi cháu dậy cho bú – hay không… xảy ra thường xuyên.
Lần trước, cũng vì mẹ đẻ Hoài mang lọ hoạt lạc cao, xoa nốt muỗi đốt cho cháu mà hai bên giận nhau. Bà ngoại thì nhất định: “Một tuổi trở lên là bôi cao được”. Bà nội thì cương quyết: “Phải trên 2 tuổi”. Tìm hướng dẫn để làm bằng chứng nhưng không được, hai bà căng thẳng vì ai cũng cho là mình có lý hơn.
Không hiểu bà nội nói gì mà bà ngoại dỗi. Cuối cùng, Hoài phải lập tức gọi điện cho mẹ đẻ trình bày: “Thôi, mẹ biết tính mẹ chồng con rồi còn gì. Bà nói thẳng nhưng không có ác ý” thế là êm chuyện. Tuy nhiên, lần này có vẻ như “giọt nước tràn ly”, Hoài nói một hồi mà mẹ đẻ vẫn khăng khăng: “Tôi chịu, chả làm osin nữa. Cháu của bà ấy thì bà ấy muốn cho ăn, cho ngủ thế nào thì tùy” rồi gác máy.
Một tuần không thấy mẹ đẻ sang, Hoài lo lắng nhưng không biết hòa giải thế nào, không làm các cụ tự ái. Cô sợ hai bên không nhìn mặt nhau nữa thì khổ.
Hơi khác Hoài, Linh (Bình Dương) đang bị “kẹt” giữa mẹ đẻ và bố chồng. Nhà chồng chỉ cách bên ngoại chưa đầy 1km. Vì thế, ngày nào mẹ đẻ Linh cũng đi bộ sang chăm cháu. Mẹ đẻ - mẹ chồng Linh chênh nhau 1 tuổi, lại hợp tính nhau. Chỉ có bố chồng cô nói nhiều mà nói dai, lại hay thích tham gia chỉ đạo người khác phải thế này, thế kia.
Thấy bà thông gia cứ căn giờ để đánh thức cháu dậy cho bú, bố chồng Linh góp ý: “Để cho nó ngủ. Nó đói thì tự sẽ dậy thôi”. Nhưng mẹ đẻ Linh không đồng tình, cứ làm. Bố chồng thấy vậy, liền cho là bà thông gia “hỗn” (vì cụ hơn mẹ đẻ Linh 8 tuổi), mới hơi to tiếng. Mẹ đẻ Linh “sôi” lên, nói lại vài câu. Thế là hai bên nổi giận đùng đùng. Từ hôm đó, mẹ đẻ Linh không qua nhà chăm cháu nữa. Linh nói khó thế nào, cụ cũng không sang.
Đang quen có người cùng trông cháu, giờ, phải cáng đáng một mình, mẹ chồng Linh mệt mỏi. Cứ đợi đến tối là than thở với con dâu. Linh định bế con sang cho bà ngoại trông buổi sáng, buổi chiều thì bà nội đón về nhà. Tuy nhiên, bố chồng Linh không hài lòng. Không muốn gia đình bất hòa nhưng Linh cũng chưa biết giải quyết chuyện này ra sao.
Khéo với cả hai bên
Sống gần ông bà ngoại là điều may mắn và hạnh phúc của phụ nữ. Tuy nhiên, cần đề phòng mặt trái của nó. Nếu bà ngoại thường qua nhà chăm cháu cùng thì rất dễ xảy đến mâu thuẫn. Bởi vì, mỗi bên đều muốn dùng kinh nghiệm và quan điểm của mình để chăm chút cho cháu. Bà ngoại cho rằng, ý kiến này là đúng nhưng ông bà nội bảo không và ngược lại.
Khi đó, vợ chồng cần tỉnh táo, công bằng. Tránh chồng bênh nhà nội, vợ bảo vệ nhà ngoại. Cũng không nên lấy lòng bên này mà “hạ thấp” bên kia. Chỉ cần một câu nói xấu sơ sẩy của vợ chồng cũng khiến ngọn lửa giận dữ bùng lên. Nếu thông gia lục đục thì vợ chồng cũng không được yên.
Nếu quan hệ thông gia đang căng thẳng thì vợ chồng nên tìm cách xoa dịu từ hai phía. Nếu hai bên kể xấu về nhau thì cũng nên lắng nghe, đừng khinh ghét hay bênh vực bố mẹ ruột. Tùy trường hợp, có thể xếp lịch để bà ngoại thăm cháu 1-2 lần/tuần (thay vì ngày nào cũng sang). Đến cuối tuần thì đưa con về ông bà ngoại.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Bị chồng dỗi (20:43:39 17/05/2013)
- Mệt vì mẹ chồng 'giữ kẽ' (20:43:33 17/05/2013)
- Uớc chồng xấu mã (20:43:27 17/05/2013)
- Căng thẳng do thèm 'yêu' (20:43:21 17/05/2013)
- Ngán cảnh ở cữ quê chồng ngày Tết (20:43:15 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Thông gia 'lục đục' vì chăm cháu
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo