Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Vui buồn làm dâu đất Bắc
20:27:44 17/05/2013
Khi mẹ chồng dặn gì, Hương cũng ‘dạ’ rất to. Nhưng mẹ chồng nghĩ con dâu chưa hiểu nên tiếp tục nhắc lần nữa. Mãi sau, Hương mới quen đổi ‘dạ’ (từ miền Nam) sang ‘vâng’ (từ miền Bắc).
Sinh ra và lớn lên ở Miền Nam, Hương tình cờ quen một chàng trai đất Bắc. Sau đó, hai người nên duyên vợ chồng. Ít lâu sau, Hương theo chồng chuyển công tác về Hà Nội. Một lần, nhà ngoại có chuyện gấp nên hai vợ chồng Hương vội vã vào Nam. Lúc trở về, Hương không mua quà cáp gì nên bị mẹ chồng mắng: “Sao về quê mà không có quà? Mẹ kể chuyện với hàng xóm, vợ chồng con về quê ngoại. Giờ không có gì thì ngại quá”. Sau đó, mẹ chồng bảo hai vợ chồng cô chịu khó tìm mua lạp xưởng nhưng phải là loại có địa chỉ sản xuất ở Quận 3 (TP HCM) để mang biếu hàng xóm. Nếu không, gia đình sẽ bị mang tiếng là: “Ăn tham”.
Cùng cảnh con gái miền Nam theo chồng ra Bắc như Hương, Hà hay bất đồng với mẹ chồng chuyện cơm nước. Nhà chồng theo nếp truyền thống nên không được thoáng lắm. Hơn nữa, mẹ chồng Hà khá khắt khe với chuyện ăn uống nên càng khiến cô bối rối. Bố mẹ chồng hay ăn mỳ chính và thích nấu những món hơi đậm muối khiến cô thấy không hợp. Cô đã bỏ công học nấu những món Bắc nhưng vẫn bị cô bác nhà chồng bảo: “Thế này chưa được, cần đào tạo thêm”.
“Hồi đầu, chỉ nói: ‘Má đưa chén, con xới cơm’ thì đã bị nhắc: ‘Nói là bát, chứ nói chén sẽ bị hiểu nhầm. Còn nữa, không gọi mẹ là má, không gọi bố chồng là ba. Con làm dâu miền Bắc thì phải học cách xưng hô cho chuẩn. Khi nói, nên nói chậm. Giọng của con khó nghe mà nói nhanh như gió thì mẹ nghe được cái gì” – Hà chia sẻ. Từ đó, Hà luôn phải để ý trong lời ăn, tiếng nói, trong sinh hoạt để tránh bị mẹ chồng nhắc nhiều.
Nỗi lo của người sắp làm dâu
Nhi (Cần Thơ) đem lòng yêu một anh quê ở tận Thái Bình. Ban đầu, bố mẹ Nhi phản đối mạnh vì hai cụ chỉ có mỗi cô con gái nên không muốn gả chồng xa. Quyết tâm mãi, Nhi cũng được mẹ đồng ý cho ra Bắc ra mắt nhà chồng tương lai.
Trước khi đi, Nhi còn được bố mẹ dặn dò đủ thứ. Mẹ Nhi thì bảo: “Người ta mời cơm thì không nên ăn ngay. Vì họ chỉ mời khách sáo thôi”, rồi: “Trong khi ăn thì phải gắp món ngon cho người lớn trước, cho người yêu sau. Phải chuẩn bị một đôi đũa khác để gắp, không dùng đôi đang ăn dở”, “Ăn xong thì phải nhanh nhẹn pha nước, mời tăm cho người lớn. Nhưng phải cầm ngang ở thân que tăm, không được cầm ở đầu tăm. Vì mẹ chồng mà xét nét có thể đánh giá, cách cầm tăm như thế rất mất vệ sinh….”.
Trong khi bố đẻ của Nhi thì khăng khăng phản đối: “Con gái không nên tự tiện quá. Mới đến nhà người ta mà chuyện gì cũng chủ động thì dễ bị đánh giá là vô duyên, người Bắc ghét con gái tự nhiên quá lắm…”. Bố khuyên một đằng, mẹ khuyên một nẻo khiến Nhi hoảng hốt. Ngay cả chuyện, mua quà gì biếu bố mẹ chồng tương lai trong lần đầu ra mắt cũng làm Nhi hoang mang. Có người khuyên Nhi mang ít trái cây đặc sản quê hương làm quà nhưng cũng có người bảo, phải vào siêu thị, mua quà “xịn” để “lấy điểm”.
Làm dâu ngoài Bắc – không khủng khiếp như thế
Nhiều phụ nữ miền Nam luôn ngại cảnh làm dâu ngoài Bắc vì họ nghĩ, mẹ chồng người Bắc thường phong kiến, nặng nề hơn. Tuy nhiên, không phải gia đình nhà chồng nào cũng khắt khe như vậy. Do đó, chị em cần tìm hiểu trước về quan niệm, lối sống và cách sinh hoạt của nhà chồng tương lai. Muốn làm một nàng dâu được nhà chồng quý mến thì cần học cách “nhập gia tùy tục” trước tiên. Các thói quen sinh hoạt như có nên gắp thức ăn ngon cho người lớn trước; ăn xong thì phải pha trà, mời tăm nhà chồng thế nào… thì cần “tùy cơ ứng biến”. Có gia đình không có thói quen gắp thức ăn cho nhau vì thích để mọi người được thoải mái; có nhà, mẹ chồng hay bố chồng thích tự tay pha trà hay lấy tăm…
Ban đầu, có thể “đánh tiếng” trước: “Con là người trong Nam nên chưa quen cuộc sống ngoài Bắc. Có gì thì bố mẹ dạy bảo cho con”. Đồng thời, cần trao đổi với chồng (người yêu) để hiểu thêm về cách sống nhà chồng. Với họ hàng, để chồng chào trước rồi vui vẻ chào theo sau vì sẽ tránh được cảnh chào nhầm. Nên nhớ, làm dâu ở bất kỳ vùng miền nào thì những đức tính của con dâu như sống có trên có dưới, lễ phép, chăm chỉ… cũng được đánh giá cao. Cũng không phải làm dâu miền Bắc sẽ bị mẹ chồng “đày ải”, còn làm dâu miền Nam thì sung sướng, nhàn hạ. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu ở miền nào cũng khó tránh mâu thuẫn và còn tùy ở từng trường hợp thật cụ thể.
Ngọc Bình
Ảnh minh họa. |
Tin liên quan
- Thách chồng - thiệt thân (20:46:15 17/05/2013)
- Rỗng túi vì vợ khéo 'moi' (20:46:09 17/05/2013)
- Khi con 'nhờn' với lời khen (20:46:03 17/05/2013)
- Lạnh nhạt vì nói chuyện mất 'zin' (20:45:58 17/05/2013)
- Hãi hùng khi vợ đòi 'hâm nóng' (20:45:46 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Vui buồn làm dâu đất Bắc
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo