Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Mùi sữa hoi hoi tỏa ra từ người Thủy khiến Bình không thể chịu nổi phải cắp gối ...
-
Sau thời gian ngắn sống chung, nhiều anh hoảng hồn khi thấy vợ siêu lười...
-
Không biết bao nhiêu lần, Hoa phải rơi vào tình cảnh xấu hổ đến mức chẳng biết ...
-
Sau 20 năm hen mãn tính, ông Hùng đã tìm được cách chữa trị cho mình.
-
Anh Thạch ngán ngẩm với thói đánh hơi vô tội vạ của vợ.
-
Sợ chồng 'tòm tem' bên ngoài nên dù rất mệt nhưng My vẫn đòi chồng ...
-
Phụ nữ cần sẵn sàng học cách nấu ăn theo khẩu vị, công thức của mẹ chồng...
Con bị bắt nạt
20:33:27 17/05/2013
Bé Nấm (4 tuổi) rất hay nói chuyện và dễ làm quen với bạn mới. Tuy nhiên, nếu gặp phải bạn chơi ‘đanh đá’, bé thường nhường nhịn và ít có phản ứng lại. Một lần, bé Nấm bị em họ (kém hơn 6 tháng tuổi) quát lớn, kéo áo rồi giật mạnh làm bé suýt ngã vì tội cầm đồ chơi của em. Bé không nói gì, chỉ đứng lùi lại, trả đồ chơi cho em và tiếp tục chơi.
“Ở nhà, cháu rất nghịch, hét to với bố hay kéo tai em trai, cắn tay bà nội nhưng khi ra ngoài, cháu lại rất hiền. Có lần, cháu bị bạn chơi kéo đứt vòng cổ nhưng cũng không có phản ứng gì” – Thoa (mẹ bé Nấm) kể. Dù rất thương con nhưng Thoa không biết phải dạy con cách bảo vệ bản thân và ứng phó với những người bạn xấu tính.
Hương – mẹ bé Su (5 tuổi) phải động viên mãi, bé mới chịu đến trường. Hương cho biết: “Cháu khá nhát, hay bị các bạn lấy mất kẹp tóc. Có lần, cháu mếu máo khóc: ‘Các bạn hít-le con. Có phải vì con hư không hả mẹ?’”. Hương rất buồn và lo lắng cho con. Cô muốn tìm cách để bé can đảm và cứng rắn hơn nhưng không biết phải dạy con thế nào. Nhiều lúc tức, Hương cáu giận, mắng con chỉ biết khóc, sao không tìm cách đánh lại người bạn kia. Tuy nhiên, ngay sau đó, cô lại sợ dạy con “trả đũa” là gây hại cho con.
Còn bé Kem đã học lớp một nhưng thường xuyên bị bạn lấy mất bút viết. “Lúc đầu, cháu hay bảo là để quên ở ngăn bàn nhưng sau mới biết, có bạn ngồi bên hay giành mất bút của cháu” – mẹ bé Kem kể lại. Khuyến khích con phải đòi lại bút, phải thưa cô giáo nhưng không được nên mẹ của bé phải đến trường gặp cô giáo, mong được cô can thiệp giúp. Sau đó, tình hình có vẻ khả quan hơn nhưng một thời gian tiếp theo, bé Kem lại bị bạn lấy thước kẻ hoặc có khi là mũ đội đầu.
Dạy con tự bảo vệ bản thânKhi bị bắt nạt, tùy mức độ, bé sẽ trở nên tự ti, lo lắng hay sợ hãi. Nếu bước vào tuổi đi học thì kết quả học tập của bé có thể bị giảm sút. Bé càng nhút nhát thì càng dễ hoảng loạn, có bé phản ứng bằng cách ngấm ngầm trả thù… Nếu không được cha mẹ, thầy cô lưu tâm, bé sẽ khó hòa hợp xã hội.
Các chuyên gia tâm lý phân thành 3 loại bắt nạt ở bé: Bắt nạt bằng hành động (gồm cấu, cắn, giật tóc…); bằng lời nói (bị chê xấu, bị gắn cho biệt danh xấu) và bằng cách tẩy chay. Có bé phải chịu một trong ba hình thức bắt nạt trên nhưng cũng có bé phải đối mặt với cả ba hình thức.
Để dạy con biết bảo vệ bản thân, trước hết cha mẹ cần bình tĩnh. Tránh tâm lý “xót con” mà dạy con cách trả thù, cách ly với con hoặc tận tay “trừng phạt” bạn chơi của con. Cha mẹ cần nhớ, vài rắc rối có thể xảy đến khi bé đi nhà trẻ (đi học) vì khi đó, bé đã hòa nhập với môi trường mới. Cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh, giám sát và bảo bọc bé mà thay vào đó, cần hướng bé cách tự giải quyết rắc rối, dù bé nhút nhát.
Trước tiên, cha mẹ cần hỏi han và lắng nghe bé trình bày. Tránh phê phán hoặc chê con “ngu dốt” vì bị bắt nạt. Tiếp đến, tùy trường hợp, phụ huynh phân tích cho bé và dạy bé cách ứng xử; chẳng hạn, nếu con bị bạn chơi giật tóc, người mẹ có thể dạy con nói: “Không được giật tóc tớ. Cậu làm thế, tớ không chơi nữa đâu”. Trường hợp khác, cha mẹ có thể trao đổi với giáo viên để tìm trợ giúp hoặc gặp người “bạn xấu” của con để nhắc nhở.
Những kiểu bắt nạt ở bé thường quanh quẩn ở việc giành đồ chơi, giành bút, hiếm lắm là đánh nhau. Vì thế, khi chuẩn bị cho bé đi nhà trẻ (đi học), cha mẹ cần dạy bé bảo vệ đồ dùng của mình như kẹp tóc, dây buộc tóc, thước kẻ, bút viết… Hãy nhấn mạnh với bé đó là “tài sản riêng”, không bạn nào được phép lấy của bé. Mỗi ngày, cha mẹ sẽ kiểm tra đồ dùng của bé, thông qua đó sẽ biết được bé có làm mất hay bị bạn nào lấy đồ vật hay không.>> Lúng túng khi con hỏi khó
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Xa cách vì vợ chồng lệch giờ làm (20:52:01 17/05/2013)
- Nỗi oan của chồng đào hoa (20:51:54 17/05/2013)
- Bé biết 'điệu' sớm (20:51:48 17/05/2013)
- Đột ngột bị chồng bỏ (20:51:40 17/05/2013)
- Những nàng dâu vụng (20:51:34 17/05/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Con bị bắt nạt
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo